Khi Cho Trẻ Ăn Uống Phải Tắt Tivi Tạo Sự Tập Trung
SỐ LẦN NHAI GIẢM BỚT SẼ LÀM HỆ TIÊU HÓA HOẠT ĐỘNG KÉM HƠN, GÂY RA NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐƯỜNG RUỘT VÀ LÀM SUY GIẢM HỆ MIỄN DỊCH.
Khi Cho Trẻ Ăn Uống Phải Tắt Tivi Tạo Sự Tập Trung
TẮT TI VI, TẬP TRUNG VÀO ĂN UỐNG.
NHAI KỸ GIÚP PHÁT TRIỂN HOÀN THIỆN HỆ MIỄN DỊCH
SỐ LẦN NHAI GIẢM BỚT SẼ LÀM HỆ TIÊU HÓA HOẠT ĐỘNG KÉM HƠN, GÂY RA NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐƯỜNG RUỘT VÀ LÀM SUY GIẢM HỆ MIỄN DỊCH.
Xem ti vi trong khi ăn sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch
Quá trình ăn của trẻ có thể bị tác động xấu bởi các yếu tố từ môi trường xung quanh. Nếu như trẻ không tập trung, sức đề kháng sẽ bị suy giảm dẫn đến việc trẻ dễ bị mắc bệnh hơn. Khi thấy đồ ăn ngon, miệng trẻ sẽ tiết ra nước bọt để phân giải thức ăn dễ dàng hơn. Trong bữa ăn, nếu vừa ăn vừa xem tivi, tâm trí của trẻ sẽ bị phân tán khỏi đồ ăn và chỉ tập trung vào xem ti vi, như vậy nước bọt không thể tiết đủ để phân giải, và thức ăn chưa được phân giải kỹ sẽ được chuyển luôn xuống ruột.
Thêm vào đó, việc vừa ăn vừa xem ti vi khiến số lần nhai bị giảm, điều này rất không tốt cho quá trình tiêu hóa. Thức ăn không được nhai kỹ chuyển xuống dạ dày và phải xử lý trong thời gian lâu hơn, làm mất đi sự cân bằng trong môi trường vốn có của dạ dày, giảm bớt lượng vi khuẩn có lợi và gia tăng lượng vi khuẩn có hại, làm suy yếu hệ tiêu hóa và miễn dịch.
Việc nhai thức ăn có tác dụng kích thích não bộ
Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, lượng nước bọt tiết ra đủ cùng việc nhai kỹ thức ăn không chỉ giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn mà còn có tác dụng kích thích não bộ phát triển.
Khi trẻ nhai kỹ, thức ăn sẽ kích thích tá tràng tiết ra một loại hormone có tác động tới sự phát triển của hồi hải mã6, đó là lý do tại sao việc nhai kỹ có tác dụng kích thích não bộ. Mặt khác, nếu trẻ tập trung ăn và nhai kỹ thì hoạt động trao đổi chất sẽ diễn ra tốt hơn.
6 Hồi hải mã là một phần của não trước, có liên quan đến hoạt động lưu trữ thông tin, hình thành ký ức trong trí nhớ dài hạn và liên quan đến khả năng định hướng không gian.
Không chỉ có vậy, tập trung ăn uống còn giúp trẻ hạn chế việc ăn quá nhiều. Nếu trẻ ăn quá nhanh mà không nhai kỹ thì phần não chính sẽ không kịp nhận biết tín hiệu no, khiến trẻ ăn liên tục, dẫn đến việc ăn quá lượng thức ăn cần thiết cho cơ thể.
Trong bữa ăn hằng ngày, cha mẹ thường cho trẻ ăn những thực phẩm mềm và dễ ăn. Nhưng chúng ta nên thay đổi và thêm vào thực đơn những thức ăn cần phải nhai kỹ để trẻ ý thức được tầm quan trọng của việc nhai kỹ đồ ăn.
Tập thói quen không xem ti vi trong bữa ăn
Việc ăn uống còn có tác dụng điều hòa cảm xúc và tinh thần. Trong bữa ăn, điều quan trọng nhất là ăn uống chậm rãi để thưởng thức hương vị. Giống như khi ăn ở nhà hàng, chúng ta không xem ti vi nên cảm nhận được món ăn tốt hơn và thấy ngon miệng hơn.
Vì vậy ngay từ bây giờ, chúng ta và bé hãy tập thói quen tắt ti vi đi và tập trung vào bữa ăn nhé!
Nguyên nhân tại sao khi không tập trung ăn uống, hệ miễn dịch sẽ bị suy giảm
CẢM GIÁC “NGON” GIÚP HỆ TIÊU HÓA CỦA TRẺ PHÁT TRIỂN HƠN
CẢM GIÁC NGON VÀ HORMONE TIÊU HÓA CÓ QUAN HỆ MẬT THIẾT VỚI NHAU.
Ăn uống ngon miệng giúp hệ tiêu hóa phát triển!
Tùy thuộc vào đối tượng chúng ta cùng dùng bữa và không khí bữa ăn mà khả năng làm việc của hệ tiêu hóa cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
Khi thức ăn được đưa vào dạ dày, tế bào niêm mạc sẽ được kích thích để tiết ra một loại hormone. Loại hormone này kích thích sự sản sinh axit ở dạ dày, trợ giúp cho quá trình tiêu hóa.
Lúc ăn, nếu chúng ta nghĩ rằng “thức ăn ngon quá” thì lượng axit sẽ tiết ra nhiều, ngược lại nếu cảm thấy “dở” thì lượng axit sẽ giảm xuống, khiến cho việc tiêu hóa không tốt. Bên cạnh đó, nếu ta nghĩ đến những việc không vui hoặc lo lắng quá nhiều, cảm giác thèm ăn cũng sẽ biến mất. Điều đó chứng tỏ rằng cảm nhận về bữa ăn, cảm xúc và thể trạng cơ thể có ảnh hưởng lẫn nhau.
Nhu cầu ăn uống chịu sự kiểm soát của não bộ
Rõ ràng nhu cầu ăn uống không chỉ là cảm giác của dạ dày, mà nó còn chịu sự điều khiển của tuyến yên nằm dưới đại não và hồi hải mã.
Chúng ta thường nghĩ rằng cảm giác thèm ăn là do hệ tiêu hóa, thế nhưng thực chất ở hồi hải mã có một vùng chuyên điều khiển việc ăn uống (vùng này cho chúng ta biết khi nào đói và khi nào no). Tín hiệu từ hồi hải mã sẽ được tuyến yên tiếp nhận, từ đó tạo ra cảm giác thèm ăn. Khi bạn bị stress hay cảm thấy không thoải mái, cảm giác thèm ăn sẽ mất đi, đó là do bị ảnh hưởng bởi tuyến yên.
Ngoài ra lúc ngửi thấy mùi thức ăn ngon, sức đề kháng cũng được nâng cao đáng kể. Và khi chúng ta có cảm giác được ăn ngon miệng, cơ thể cũng ít mắc bệnh hơn.
Giúp trẻ hứng thú với việc ăn uống
Ăn uống là nhu cầu thiết yếu cho sự sống. Quan trọng là bạn phải giúp trẻ tự nhận biết được nên ăn gì và ăn như thế nào sẽ tốt cho bản thân.
Có những nhà trẻ ở Nhật phân loại màu sắc thức ăn để dạy cho trẻ hiểu về việc cân bằng dinh dưỡng. Ví dụ như màu đỏ là thịt, cá, đậu nành, các chế phẩm từ sữa; màu vàng là các thực phẩm chính, cơm; màu xanh là rau củ quả; màu trắng là các loại nước dùng. Tuy việc cân bằng dinh dưỡng tương đối khó hiểu, nhưng nếu phân chia bằng màu sắc như vậy sẽ giúp trẻ dễ tiếp thu hơn.
Ngoài ra, bạn hãy nhờ con cùng nấu cơm với mình hoặc cho trẻ trải nghiệm việc trồng rau củ, từ đó có thể tạo ra hứng thú với việc ăn uống ở trẻ. Hãy bắt đầu từ những việc đơn giản như vậy nhé!
Hãy tạo ra không khí vui vẻ, thoải mái cho bữa ăn!