- So sánh đồng loại
Thành tích kiểm tra của trẻ kém thì người đau khổ nhất không phải là thầy cô giáo, cũng không phải là cha mẹ mà là chính bản thân con trẻ. Lúc ấy, điều đầu tiên chúng ta cần làm là an ủi con trẻ, hãy nói với chúng rằng: “Lần này kiểm tra kém một chút cũng không sao, thất bại phải có nguyên nhân của nó. Cha mẹ sẽ cùng con tìm hiểu xem nguyên nhân thất bại là gì, không nên quá buồn mà đánh mất tự tin, mình vấp ngã ở đâu thì cần đứng lên ở chính chỗ đó.” Làm chuyện gì cũng vậy, bạn không nên luôn luôn chỉ để ý đến cái mất trong chốc lát mà hãy nghĩ về những cái được lâu dài trong tương lai.
- So sánh đan xen
Cũng như trên, kết quả thi của con cái kém thì chúng ta cũng không nên luôn mồm chỉ trích, phê bình. Đừng nói đến mức con trẻ nước mắt nước mũi nhòe nhoẹt, khóc mãi mà vẫn chưa biết mình đã làm sai điều gì, không biết nên sửa chữa sai lầm ra sao.
Nếu chúng ta nói với con trẻ rằng: “Lần này điểm kiểm tra tuy kém một chút cũng không sao, thất bại phải có nguyên nhân của nó. Tuy lần này điểm kiểm tra kết quả không được lý tưởng lắm, nhưng so với lần kiểm tra trước thì con cũng có tiến bộ nhiều, chỉ cần con tiếp tục phấn đấu thì chắc chắn sẽ giành được thành công. Trên thế giới này đâu chỉ có thất bại mãi mãi, mà chỉ có thất bại tạm thời thôi.”
Có một số thầy cô giáo tổ chức các hoạt động như “tôi là nhất” để con trẻ có thể làm nổi bật tài năng, ưu thế của chính mình.
Nhiều đứa trẻ bị mọi người coi thường, quên lãng đã trở thành những đứa trẻ giỏi giang thực sự như biết trèo cây, biết dạy chó, biết trượt pa tanh, …Con trẻ đã tự thể hiện bản lĩnh cao siêu của mình để chứng minh cho người lớn biết, qua đó con trẻ thấy tự tin hơn nên chúng có thể làm được những gì chúng muốn.
Một chuyên gia về giáo dục đã nói: “Những đứa trẻ khó giáo dục đều là những đứa trẻ đã mất đi tính tự trọng; những đứa trẻ dễ giáo dục đều là những đứa trẻ có tính tự trọng cao”. Người giáo dục nên tìm cách bảo vệ thứ quý báu nhất của con trẻ là lòng tự trọng. Đó là một biện pháp quan trọng để cắt đứt đường thụt lùi của trẻ.
Vậy làm thế nào để rèn luyện cho trẻ có tính tự trọng?