Sức KhỏeKỹ Năng Nuôi Dạy Con

Đị Vệ Sinh Không Phải Là Bẩn? Bạn Nghĩ Sao?

VÌ CÓ CẢM GIÁC KHÔNG SẠCH SẼ NÊN RẤT NHIỀU TRẺ KHÔNG MUỐN ĐI VỆ SINH Ở TRƯỜNG HỌC.

Đị Vệ Sinh Không Phải Là Bẩn? Bạn Nghĩ Sao?

ĐI VỆ SINH KHÔNG PHẢI LÀ BẨN! GIÚP TRẺ KHÔNG CÒN CẢM GIÁC KHÓ CHỊU

VÌ CÓ CẢM GIÁC KHÔNG SẠCH SẼ NÊN RẤT NHIỀU TRẺ KHÔNG MUỐN ĐI VỆ SINH Ở TRƯỜNG HỌC.

Đi vệ sinh không phải là bẩn!

Việc “đi nặng” là hoạt động sinh lý quan trọng cần được lưu ý để thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh cho trẻ. Mặc dù mang đến ấn tượng không mấy dễ chịu, nhưng thực ra việc đi vệ sinh lại không phải là bẩn.

Vậy mà, nhiều trẻ em Nhật Bản bây giờ lại hay nghĩ rằng “Đi vệ sinh bẩn lắm”. Thậm chí, nếu ở trường mà “đi nặng” cũng có thể căn nguyên của việc bị bạn bè bắt nạt nữa cơ đấy.

Theo một cuộc điều tra ở các trường tiểu học nội thành thuộc thành phố Asahi, Hokkaido, trung bình có khoảng ¾ bé nhịn đi vệ sinh và trên 60% nhà vệ sinh ở các trường không được sử dụng. Nguyên nhân là do cảm giác sạch sẽ quá mức dẫn đến việc lúc nào trẻ cũng cảm thấy xung quanh có vi khuẩn hoặc khó chịu với việc bài tiết của bản thân. Nhưng trên thực tế, tình trạng này hoàn toàn trái với tự nhiên.

Việc đi vệ sinh là thước đo cho sức khỏe

Cha mẹ cần dạy cho trẻ hiểu rằng thói quen đi vệ sinh rất quan trọng và là hoạt động sinh lý không thể thiếu của con người. Sau khi ăn sáng, nếu cảm thấy có nhu cầu thì bé nên đi vệ sinh ngay.

Bên cạnh đó, bạn nên dạy cho con hiểu việc đi vệ sinh là thước đo cho tình trạng sức khỏe. Chẳng hạn nếu sức khỏe tốt thì khi đi vệ sinh sẽ thấy có mùi bình thường; hay nếu bị tiêu chảy thì nghĩa là cơ thể đang bị thiếu nước.

Thời gian gần đây, số lượng trẻ bị táo bón cũng có xu hướng tăng lên. Tình trạng này có thể nhận biết qua những đặc điểm về sức khỏe của bé như dễ mệt mỏi và khả năng tập trung kém.

Trẻ con cũng có sự quan tâm nhất định tới việc bài tiết. Ví dụ như nếu nghe người lớn cằn nhằn: “Con đi dơ quá, mau xả nước đi!” thì chúng cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi thái độ đó.

Cha mẹ nên nói cho trẻ biết rằng việc đi vệ sinh không phải là bẩn, và cũng không phải là chuyện gì đáng xấu hổ.

Sau khi con “đi nặng”, bạn có thể đùa với con rằng: “Hôm nay con đi giỏi quá nhỉ! ”; hay để khuyến khích trẻ, có thể nói: “Đĩa cà rốt hôm qua nhà mình ăn không biết còn lại gì không nhỉ, con dọn sạch bụng đi nào!” Nếu cha mẹ có thể đùa vui về việc đi vệ sinh như vậy thì trẻ sẽ hiểu được sau khi ăn xong, việc đi vệ sinh là rất cần thiết.

Tags
Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Close