Kỹ Năng Nuôi Dạy ConSức Khỏe

Bí Quyết Phát Triển Tìm Năng Con Trẻ Tốt Nhất

PHÁT TRIỂN TIỀM NĂNG CỦA CON TRẺ NÊN LÀM THEO NHỮNG BƯỚC SAU

  1. Niềm tin:

Có nhiều bậc cha mẹ cho rằng mình không phải là nhà giáo dục, không có thiên chất và khả năng giáo dục con cái. Thực ra đâu phải như vậy, vì vấn đề gì thì thái độ vẫn luôn đứng ở vị trí hàng đầu, còn khả năng luôn xếp vị trí thứ hai. Những bậc làm cha làm mẹ có thể đọc viết, có thể vui cười thì tại sao không thể tham khảo vài quyển sách giáo dục. Nếu bạn thực sự xây dựng được niềm tin muốn đào tạo con cái thành tài thì tôi tin rằng bạn sẽ không tiếc sức mình để bắt tay vào hành động.

  1. Quan sát:

Trong cuộc sống hàng ngày bạn cần phải quan sát tỉ mỉ những khả năng tiềm tàng của con trẻ. Quan sát tỉ mỉ và phát hiện những vấn đề của con trẻ, tìm thấy ưu khuyết điểm của con trẻ để có những điều chỉnh và phát huy hợp lý kịp thời. Khi còn bé tôi rất thích ăn kem que đựng trong thùng màu xanh, thấy thùng màu xanh là thò tay lấy, mà không biết rằng thùng rác cũng được làm bằng màu xanh, nên nhiều khi tôi đã thò cả tay vào trong thùng rác. Điều đó ít nhất cũng cho thấy tôi rất ham ăn. Đó chỉ là câu chuyện vui nhưng trong cuộc sống hàng ngày nhiều chuyện lớn phải làm như chuyện nhỏ, chuyện khó làm như chuyện dễ, phát huy và phát triển khả năng tiềm tàng của con trẻ tốt hay xấu đều được quyết định bởi mức độ quan sát tỉ mỉ hay không của bạn.

  1. Cơ hội tốt:

Trong cuộc sống luôn có cơ hội để con trẻ thể hiện khả năng tiềm tàng, nhưng do cha mẹ không biết nắm lấy đó mà thôi. Nhiều cha mẹ không thích con cái mình làm cán bộ lớp, cho rằng làm cán bộ lớp không được tích sự gì mà dễ ảnh hưởng đến thành tích học tập, nhưng sự thực thì hoàn toàn ngược lại, con người ở từng vị trí khác nhau sẽ có những cơ hội rèn luyện tính trách nhiệm khác nhau. Những đứa trẻ làm cán bộ lớp sẽ có nhiều cơ hội rèn luyện và hoàn thiện nhân cách hơn. Cha mẹ nên chú ý đến hiệu quả học tập của con trẻ, cần quan tâm chất lượng chứ không phải là số lượng. Hãy để con trẻ làm một con người hoàn toàn độc lập, đó mới là đứa trẻ có máu có thịt, chứ không phải là cỗ máy chỉ biết học tập.

  1. Rèn luyện:

Nếu con trẻ thực sự không có môi trường rèn luyện tiềm năng thì cha mẹ cần chú ý tạo cho con môi trường đó. Ví dụ như nên khuyến khích con cái tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường và các hoạt động có ích khác của xã hội, nếu có thể được thì cha mẹ nên đi cùng con cái trong một số hoạt động nhân các ngày nghỉ, lễ, tết. Qua đó, con trẻ tự phát hiện ra những ưu điểm của mình, rèn cho trẻ tính tự tin. Đó mới thực sự là động lực cho hành động của con trẻ.

  1. Khuyến khích:

Động lực cho hành động của con trẻ không phải là áp lực từ thế giới bên ngoài mà là biện pháp của sức mạnh nội tâm. Khuyến khích con trẻ là thúc đẩy nội tâm của con trẻ vươn lên phía trước, biến những áp lực bên ngoài thành động lực bên trong. Khi con trẻ học không vào thì cho con thử từ những bài đơn giản nhất. Lúc con có chút tiến bộ thì nên kịp thời cổ vũ, khuyến khích con. Như vậy sẽ khơi dậy được niềm đam mê học tập của con trẻ, rèn luyện động lực hành động và giúp con xây dựng được niềm tin vào cuộc sống.

Cô giáo tôi Tạ Lưu Giai, là giáo sư khoa quản lý kinh tế trường Đại học Bắc Kinh, một người phụ nữ vĩ đại. Khi còn ở Bắc Kinh, tôi đã có lần ngồi nói chuyện với cô trong suốt 6 giờ đồng hồ. Cô nói hết tất cả, cả những lời bình thường không thích nói, cô có một quá khứ và kinh nghiệm rất đáng nể:

Cô sinh ra ở Sơn Đông. Đi học tiểu học, cô được cha mẹ coi là một đứa con ngoan, thầy cô giáo coi là một học trò giỏi. Nhưng đến năm học cấp II thì thành tích học tập xuống dốc nhanh chóng, cô thường xuyên đi ăn uống chơi bời, đàn đúm với những đứa bạn hư hỏng. Mới đầu, cô không làm bài tập về nhà, sau đó trốn học, ở trường mọi người luôn cho cô là một đứa trẻ hư, và cô đã từng bị buộc thôi học hơn một lần.

Một lần, cô giáo chủ nhiệm yêu cầu gặp cha mẹ cô để thông báo cô bị buộc thôi học. Cha cô đã xin thầy cô nhiều lần và nhà trường đồng ý giữ cô lại để thử thách vì tình cảm yêu thương con cái sâu sắc của người cha. Sau bữa đó, cha cô đã vừa khóc vừa nói với cô: “Con có thể để cha sống thêm được không, con có biết là hôm nay cha đã phải cầu xin các thầy cô như thế nào không? Nếu con vẫn là con gái cha thì xa rời những đứa bạn xấu ấy, hãy sống như một con người thực sự!” Bình thường cha thường lạnh nhạt với cô nhưng hôm nay lại nói ra những lời khuyên bảo chân thành. Hơn nữa, đây là lần đầu tiên Lưu Giai nhìn thấy cha khóc.

Ngày hôm sau, Lưu Giai đến trường học và nói với thầy cô: “Thưa cô, em xin bảo đảm từ nay về sau sẽ không như trước kia nữa. Em sẽ cố gắng học hành”. Cô giáo không cảm thấy ngạc nhiên vì vốn đã quen với những lời bảo đảm của Lưu Giai. Lưu Giai nói với những người bạn xấu của mình rằng: “Nếu các bạn vẫn là bạn của tôi thì xin hãy tránh xa tôi, từ nay tôi phải học bài nghiêm chỉnh.” Khi ấy là cuối kỳ hai của lớp 7, cô đã bị mất hẳn kiến thức của một năm trời nên phải học lại toàn bộ những bài học đã bị bỏ qua trước kia, cuối cùng cô là người đứng đầu kỳ thi năm ấy.

Nhưng trẻ con rốt cuộc vẫn là trẻ con, tuổi trẻ thì hay ngông cuồng. Có chút thành tích, Lưu Giai liền dương dương tự đắc, thi được vào trường cấp III trọng điểm của tỉnh thì tật cũ của cô lại tái phát. Cô lại chơi bời với đám bạn bè xấu, lại trốn học, không làm bài tập và còn thường xuyên bỏ nhà đi bụi. Đến năm lớp 11 phải chia học theo môn xã hội hay tự nhiên thì cô không biết mình nên học gì, vì ngay cả việc bình thường học những gì cô cũng chẳng rõ. Cô đến hỏi thầy giáo: “Thưa thầy! Em nên học theo ngành xã hội hay là ngành tự nhiên?” thì thầy giáo trả lời: “Tốt nhất là em nên đi về nhà! Tại sao em lại có thể là người đứng đầu trong kỳ thi chuyển cấp của toàn tỉnh? Đó là nỗi nhục của tỉnh chúng ta, chắc chắn em đã cóp trộm bài của ai đó để thi vào trường, trường này là trường điểm, không nên có những học sinh như em”. Những lời nói này đã đánh thức con người mơ mộng, đánh thẳng vào lòng tự trọng của Lưu Giai.

Về nhà, cô bắt đầu vùi đầu vào học bài, cô chọn môn xã hội và quyết tâm sẽ thi vào khoa văn. Bắt đầu từ ngày hôm ấy, tinh thần phấn đấu của Lưu Giai càng hăng hái hơn trước.

Cô đã đứng đầu toàn tỉnh Sơn Đông trong kỳ thi tốt nghiệp cấp III và là thủ khoa văn của trường đại học danh tiếng cả nước – trường đại học Bắc Kinh.

Một con người, một cuộc đời ba chìm bảy nổi, nhiều khi làm một việc cũng trải qua nhiều sóng gió. Sau khi vào học tại trường đại học Bắc Kinh thì tật cũ lại tái phát, đúng là: “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”. Cô nhanh chóng tìm được cho mình một anh bạn trai cùng “chí hướng”, hai người học cùng trường, anh ấy là sinh viên khoa vi tính. Hai người suốt ngày quấn quýt bên nhau, nào là đi ngắm trăng, ngắm hoa, đi dạo ven hồ, đi trượt pa – tanh, đi xem phim, tắm nắng, … Cô cũng thẳng thắn thừa nhận, bốn năm học đại học cô sống rất tạm bợ nên thành tích học tập cũng rất tạm bợ.

Sắp đến lúc tốt nghiệp, bạn bè cô một số đi du học nước ngoài, còn một số người cũng đã tìm được việc làm thêm, có một số học tiếp nghiên cứu sinh. Cô hỏi người yêu: “Anh có dự định gì cho tương lai chưa?” anh người yêu trả lời rất rõ ràng: “Anh sẽ học tiếp nghiên cứu sinh!” Lưu Giai liền nói: “Được thôi, vì tình yêu em cũng sẽ học tiếp nghiên cứu sinh.” Lưu Giai đã đi tìm cô giáo chủ nhiệm để hỏi về vấn đề này. Khi cô hỏi: “Em muốn học tiếp nghiên cứu sinh, cô thấy em nên đi theo chuyên ngành nào?” Lúc ấy Lưu Giai nhớ rất rõ là một thầy giáo bên cạnh cô giáo chủ nhiệm đã hừ lên một tiếng và nói không nể nang gì: “Không lẽ loại người này cũng muốn thi nghiên cứu sinh”. Câu nói này đã gây một ấn tượng không thể xoá nhoà trong tiềm thức, làm tổn thương đến lòng tự trọng của cô.

Cô tức giận ra khỏi phòng giáo viên, về đến ký túc xá, cô thu dọn toàn bộ hành lý nhưng không phải để về quê mà là tìm một gian phòng trọ độc lập khác. Cô đã giam mình ở trong gian phòng này và còn nói với người yêu rằng: “Sau này, anh hãy đến thăm em như là một vị quản giáo, hãy đưa đồ ăn nước uống đến hộ em. Nếu em không học cho ra người ở chính nơi này thì sẽ mãi mãi không đến gặp những người thầy đáng sợ đó!”

Nửa năm trôi qua, mọi người đều không hiểu Lưu Giai đang làm gì, đến khi bảng kết quả thi nghiên cứu sinh được công bố thì mọi người mới ngạc nhiên nhận ra rằng vị trí số một của danh sách thạc sĩ nghiên cứu sinh khoa quản lý kinh tế trường đại học Bắc Kinh chính là Lưu Giai.

  1. So sánh tích cực

Theo điều tra, có 55% các bậc phụ huynh của Trung Quốc thường so sánh khuyết điểm của con mình với ưu điểm của con cái nhà người khác. Họ coi đó là một biện pháp khích lệ, giáo dục con cái. Nhưng làm như vậy sẽ gây ảnh hưởng xấu tới con trẻ. Bạn cũng biết, có một số người vợ rất thích so sánh chồng mình với chồng người khác, nào là chồng người ta giỏi giang như thế nào, tài hoa ra sao, nhiều tiền bạc, … nhưng lại không nhận ra rằng chồng người ta cũng có một hậu phương vững chắc hiền thục, giỏi giang. Tuy không có ý nghĩ xấu, nhưng biện pháp và trạng thái tâm lý xử lý vấn đề không đúng đã làm tỷ lệ ly hôn ngày càng tăng cao. Theo điều tra cho thấy, tỷ lệ ly hôn hiện nay ở Bắc Kinh, Trung Quốc là 33%. Thực ra, so sánh là do trạng thái tâm lý không cảm thấy thoả đáng.

Tags
Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Close