Làm Giàu

Nghệ Thuật Làm Chủ Đồng Tiền

LÀM CHỦ ĐỒNG TIỀN CŨNG LÀ MỘT NGHỆ THUẬT

Nghệ Thuật Làm Chủ Đồng Tiền

xã hội đang bước vào thế kỉ 21, cùng với việc nâng cao trình độ kiến thức và phương tiện đầu tư ngày càng phong phú, yêu cầu đổi mới phương thức quản lí tài chính của mọi người cũng ngày càng bức thiết. Nhất là sau khi kinh tế – xã hội phát triển nhanh chóng, hàng hóa lên giá đã trở thành hiện tượng kinh tế bình thường, sức mua của đồng tiền tiếp tục giảm xuống.

TIỀN ĐẺ RA TIỀN

Làm thế nào để sức mua đồng tiền của mình ngày càng được nâng cao và làm thế nào để biết cách sử dụng đồng tiền đã trở thành vấn đề không thể trì hoãn được nữa. Vì vậy, hiểu biết tri thức quản lí tài chính trong cuộc sống hiện đại là rất cần thiết.

Cùng với sự phát triển, chúng ta phải tiến hành đổi mới phương thức quản lí tài chính, chỉ có như vậy chúng ta mới nắm quyền chủ động về kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Tất nhiên, cũng sẽ có người nói rằng quản lí tài chính là công việc của người giàu, chẳng có ý nghĩa gì đối với chúng tôi – những người làm công ăn lương. Thực ra nói như vậy là sai, quản lí tài chính không phải là ở chỗ tiền nhiều, huống hồ người giàu cũng là do họ kiếm được từ số tiền ít ỏi, lớp người làm công ăn lương chỉ cần nắm được kiến thức quản lí tài chính để đầu tư và sử dụng khôn khéo số tiền có hạn làm cho nó tăng lên thì hoàn toàn có thể tiến vào đội ngũ người giàu.

Vì vậy chúng ta không ngại gì mà không nghe ý kiến của các chuyên gia quản lí tài chính. Thực tế quản lí tài chính của nhiều người đã chứng minh quan niệm đúng đắn và con đường thành công là:

+ Lượng sức mà làm: Tục ngữ nói: “Thiên hạ không có bữa cơm trưa miễn phí”, cần phải xác định quan điểm thù lao cao thì rủi ro cao. Bất luận là sự chấp nhận mạo hiểm của mỗi người cao hay thấp thì đều phải tuân theo nguyên tắc cơ bản “lượng sức mà làm”, không được vượt quá phạm vi khả năng của mình.

+ Sở trường cá nhân: Lợi nhuận có thể làm nhiều người hoa cả mắt, đó là tiền gửi ngân hàng, bất động sản, cổ phiếu, vốn ngân hàng, hàng gửi, hàng hoá tiền tệ phát sinh và chứng khoán có giá trị khác. Bất kể là đầu tư loại nào, trước khi quyết định đều phải suy nghĩ xem xét kĩ về đặc tính của sản phẩm và mức độ mạo hiểm, và phải dựa vào sở thích, sở trường cá nhân để lựa chọn hướng đầu tư. Đối với những hàng hoá mà mình chưa thông thạo phải trưng cầu ý kiến của chuyên gia, suy nghĩ thật kĩ càng rồi hãy làm, chớ có mạo hiểm.

+ Phân tán rủi ro: Lựa chọn nhãn hiệu hàng hóa để đầu tư tiền phải tuân theo nguyên tắc phân tán, không được đặt tất cả trứng gà vào trong cùng một giỏ, cho dù một loại hàng hoá đầu tư nào đó có thù lao cao nhất thì cũng không được có tâm lí đánh bạc, phải nhớ rằng thù lao và rủi ro của bất cứ đầu tư nào cũng là tương đương nhau.

+Quyết đoán: Mục đích của đầu tư là tìm được lợi nhuận cao nhất. Trong thực tế, nhiều vụ đầu tư để thu lợi nhuận vì chỉ theo đuổi lợi nhuận cao nhất mà không may bị lỗ vốn. Vụ đầu tư nào cũng đều có mạo hiểm, người đầu tư phải xác định được trước lãi có thể thu được và tổn thất có khả năng xảy ra, phải quyết đoán, biết dừng đúng lúc để tránh lỗ vốn.

+ Chuyên gia tư vấn: Đánh bạc thắng thua là do vận may, còn đầu tư thì phải cần đến những kiến thức nghiệp vụ cao. Người đầu tư phải vận dụng đầy đủ những thông tin tư vấn mà chuyên gia đã cung cấp và phải có khả năng quy nạp phán đoán, tổng hợp ý kiến của các chuyên gia khác nhau, chọn lọc để có quyết định đầu tư tốt nhất.

Quản lí tài chính kiểu đầu tư còn phải có một sách lược và cách làm phù hợp với mình. Trước tiên phải xác định được mức độ chấp nhận rủi ro của bản thân và phạm vi tổn thất lớn nhất phải gánh chịu, sau đó dựa vào tính nguy cơ của các loại hàng hoá đầu tư để thiết kế tổ hợp đầu tư phù hợp với yêu cầu của mình. Cần phải cảnh giác với sự tuyên truyền “tâm động không bằng hành động”, phải tuân theo nguyên tắc suy nghĩ kĩ trước khi hành động.

Ngày nay đã không còn là thời đại “người quân tử không nói đến lợi” nữa, mà là thời đại “người quân tử thích tiền và nghĩ cách làm giàu”. Trong thời đại này, việc lựa chọn phương thức quản lí tài chính sẽ trở thành nhân tố then chốt để quyết định sự giàu nghèo của mỗi người.

Quản lí tài chính là cách sử dụng, thu xếp sáng suốt nhất về tiền bạc của mỗi người, làm sao cho tiền bạc có hiệu quả và hiệu suất cao nhất để đạt được lí tưởng và mục tiêu của mỗi người.

Trong cuộc sống, bạn thường phát hiện thấy một tình huống như thế này: có một số người cả đời lăn lộn vất vả kiếm tiền nhưng lại không biết cách quản lí tiền, có một số người quanh năm tích luỹ tiền nhưng lại không biết hưởng thụ, những người này đều không đáng để học tập. Phương thức sống hiện đại của chúng ta là phải học tập những cao thủ về quản lí tài chính để những việc lớn phải có kế hoạch, việc nhỏ phải biết sắp xếp, phải tin tưởng vào sự tất thắng của quản lí tài chính.

(1). Bạn không thích tiền, thì tiền không thích bạn

Chỉ cần có một ví dụ đơn giản là có thể nói rõ được tầm quan trọng của quản lí tài chính. Giả sử như trong tay bạn đã có 10.000 đồng, sau đó qua vay mượn bạn có thêm 90.000 đồng, lãi suất hai bên đặt ra là 10%. Nếu bạn dùng 100.000 đồng để đầu tư với số lãi thu được về là 12%, vậy theo tính toán của bạn, tỉ lệ thu về của bạn là bao nhiêu?

Chúng ta tính toán một chút nhé: Lãi thu được của đầu tư: Tỉ lệ thù lao 12% của 100.000 đồng = 12.000đồng Giá thành vốn: Tỉ lệ lãi 10% của 90.000đồng = 9.000 đồng Lãi còn lại: 12.000đ – 9.000đ = 3.000đ. Vậy đầu tư 10.000 đồng của bạn thực tế là có lãi 30%. Như vậy có thể nói chỉ cần bạn động não một chút là có thể biến tỉ lệ lãi đầu tư 12% thành tỉ lệ lãi thực tế 30% của bạn. Số lãi mà bạn giành được chính là 3.000 đồng.

Điều này phản ánh thực chất của việc sử dụng kĩ năng quản lí tài chính để thu lợi nhuận.

Các bạn đọc là người thông minh hãy tính toán một chút. Nếu bạn chỉ đầu tư 10.000 đồng thì lãi thu được là:

10.000 x 12% = 1.200 đồng Nhưng nếu bạn thông qua việc sử dụng tiền vốn của người khác thì bạn có thể thu được nhiều tiền hơn 90.000 x (12% – 10%) = 1.800 đồng

Hai khoản này sẽ cùng tạo ra cho bạn lãi 3.000 đồng. Nếu toàn bộ số đầu tư 100.000 đồng này là của mình bạn, theo tỉ lệ lãi 12% thì bạn thu được lãi là: 100.000đ x 12% = 12.000 đồng. Nhưng nếu bạn đầu tư 100.000 đồng này thành 10 khoản đầu tư, tính toán theo tỉ lệ thù lao thực tế 30% thì số tiền lãi thu được lại là 30.000 đồng.

Từ ví dụ trên có thể thấy: Tiền bạc là như vậy, chỉ do cách sử dụng khác nhau sẽ dẫn đến lãi suất chênh lệch nhau rất xa. Thế nào? Bạn đã hiểu được sự hấp dẫn của quản lí tài chính chưa?

Thực ra, lợi ích của quản lí tài chính không chỉ hạn chế ở đó, nếu bạn giỏi quản lí tiền, chi tiêu có kế hoạch, có hệ thống thì “tiền bạc kéo đến ùn ùn”.

(2). Quản lí tài chính sẽ làm giảm nguy cơ đầu tư

Bất luận là bạn xử lý tiền bạc của bạn như thế nào kể cả dùng phương pháp nguyên thuỷ nhất như đào hố chôn trong nhà bạn, hoặc gửi ngân hàng, hoặc là dùng để mua hàng hóa, mua vàng, hoặc cho vay lãi,… tất cả đều có một vấn đề chung là mạo hiểm, chúng ta có thể thông qua quản lí tài chính để giảm bớt một số nguy cơ sau đây:

a. Nguy cơ tài chính: Bạn phải hiểu rõ rằng có lúc tiền đã xuất ra rồi thì chẳng có cơ hội thu về được. Bất luận là ở trong nước hay nước ngoài, các cổ đông đầu tư bằng cổ phiếu trước đây cần phải nhớ rõ mọi việc. Nếu tính toán bạn đi mua bảo hiểm thì công ty bảo hiểm cũng đã có tiền lệ bị phá sản. Thậm chí, một số công ty nhỏ chưa có tư cách kinh doanh đã mua bán ngoại tệ hoặc mua bán vàng bạc, rõ ràng là có kiếm được tiền nhưng lại bị những công ty này lừa gạt làm phiếu giả mà trở thành lỗ vốn. Nếu đầu tư vào những công ty nhỏ thì cổ phiếu lại có khả năng mất giá trị. Mua trái phiếu nếu mua phải trái phiếu không tốt thì luôn luôn có khả năng trở thành giấy bỏ đi, cho nên trước khi có kế hoạch đầu tư, bạn cần phải xem xét kĩ mấy vấn đề sau đây:

+ Người môi giới mà bạn ủy quyền có đáng tin cậy không, có ngờ vực chiếm đoạt tiền của khách hàng hay không? Từ trước đến nay anh ta có hành vi làm hoá đơn giả không? Bạn gửi tiền vào rồi anh ta có thể cuỗm chạy đi mất không?

+ Danh mục đầu tư của bạn gồm: tiền gửi ngân hàng, cổ phiếu, trái phiếu, bảo hiểm,… những đầu tư nào có thể bị đổ bể hoặc rủi ro?

+ Tầng lớp quản lí của các công ty đó có đáng tin cậy không? Ông chủ có phải là người gian giảo không?

Nếu nghi ngờ như ba câu hỏi trên thì không nên đầu tư, nếu đã đầu tư rồi thì cũng phải thu hồi tiền về.

b. Nguy cơ suy thoái kinh tế: Kinh tế lúc thịnh lúc suy xoay vòng không nghỉ. Khi kinh tế phồn vinh, hàng hoá, cổ phiếu, hàng tích trữ, thậm chí cả kim loại quý hiếm cũng tăng giá. Nhưng khi kinh tế suy thoái thì giữ tiền mặt và trái phiếu lại có lợi hơn, còn cổ phiếu và bất động sản thì lại trượt giá. Cũng có thể nói kinh tế phồn vinh hay suy thoái đều có thể làm cho một số tăng giá, một số đầu tư trượt giá.

Quản lí tài chính hoàn thiện để có thể vừa tự bảo vệ được vừa xuất kích được thì phải gồm các hạng mục đầu tư khác nhau. Trong mọi trường hợp thì phài chú ý tự bảo vệ. Gặp hoàn cảnh kinh tế tốt đẹp thì phải nắm lấy thời cơ để kiếm được nhiều tiền hơn nhưng nếu đầu tư toàn bộ vào các hạng mục dễ bị ảnh hưởng nhanh như cổ phiếu và bất động sản thì không phải là thông minh sáng suốt. Đầu tư phân tán có thể giảm bớt nguy cơ của tuần hoàn kinh tế.

c. Nguy cơ ngành nghề: Có lúc bản thân nền kinh tế phồn vinh, nhưng ở một số ngành nghề nào đó thì lại ngày càng tiêu điều. Ví dụ như ngành hàng không vào những năm 80 của thế kỉ 20, bất kể là bạn đầu tư vào ngành hàng không nào thì cũng không tránh khỏi lỗ vốn, ngay cả những chuyên gia trong ngành do không nhìn rõ được tương lai nên đã thất bại thảm hại. Là người bên ngoài, bạn càng không nên tập trung đầu tư vào những hạng mục này. Thực ra, đầu tư phân tán là phương pháp tốt nhất để giảm rủi ro.

d. Nguy cơ lạm phát : Là người đầu tư, về mặt con số là kiếm được tiền, nhưng nếu tỉ lệ lạm phát lớn hơn tỉ lệ lãi thu về thì tổn thất về sức mua của đồng tiền còn cao hơn số tiền lãi thu về. Muốn tránh nguy cơ lạm phát nuốt hết sức mua của tiền vốn của bạn, bạn nhất định phải đầu tư vào một số hạng mục có thể tăng giá nếu lạm phát như: bất động sản, cổ phiếu, vàng bạc,… Cổ phiếu nói chung đều tăng giá trong thời kì lạm phát. Tiền tiết kiệm, trái phiếu có khả năng xuất hiện hiện tượng không đuổi kịp chỉ số giá hàng. Nhưng chỉ cần phân phối hợp lí tiền vốn thì có thể kéo chỗ này bù đắp sang chỗ khác, như vậy vẫn không dẫn đến tổn thất.

e. Nguy cơ lãi suất. Lãi suất tăng sẽ đánh vào giá trị của bất động sản, trái phiếu, cổ phiếu. Nhưng mô hình quản lí tài chính tam giác đã dự tính được lãi suất trong đó. Bởi vì chúng ta đã có tiền gửi tích trữ, có tiền gửi bằng ngoại tệ, cho nên về mặt đầu cơ cũng có thể giảm nguy cơ lãi suất tới mức thấp nhất.

f. Nguy cơ kiểm soát của Chính phủ. Bất luận là đầu tư hoặc thị trường đầu tư loại nào thì cũng luôn luôn phải chịu sự kiểm soát hoặc can thiệp của chính phủ. Nếu chúng ta gửi toàn bộ số tiền vào ngân hàng, bỗng nhiên chính phủ tuyên bố điều chỉnh lãi suất hoặc kiểm soát tiền gửi, mỗi tháng lãi suất giảm đi một ít. Tiền bạn gửi vào ngân hàng thời hạn là 10 năm thì chưa thể lấy về được. Nguy cơ này có cách tránh được không? Có, đó chính là đầu tư phân tán vào các thị trường khác nhau, kể cả đầu tư ra nước ngoài.

g. Nguy cơ ngoại vi. Nguy cơ bất ổn về kinh tế, chính trị không chỉ hạn chế ở phạm vi trong nước, thực tế thì cả thế giới không có chỗ nào là an toàn tuyệt đối cả. Nếu giữ ngoại tệ thì nhất định không được chỉ giữ một loại ngoại tệ. Cho nên đầu tư bất động sản, tài khoản hoặc trái phiếu ở nước ngoài cũng không nên đầu tư vào một nước. Nếu bạn chỉ giữ đô-la Mĩ thì hãy nghĩ lại tình hình trượt giá liên tục của tất cả ngoại tệ khi đổi sang đô-la Mĩ ở cuối những năm 80 thế kỉ 20. Bạn nhất định phải tìm hiểu thật kĩ và lĩnh hội sự chỉ bảo về loại nguy cơ này.

h. Nguy cơ quá tập trung : Phần trên đã nhấn mạnh nhiều lần về đầu tư phân tán, nói rõ tầm quan trọng của quản lý đồng tiền. Giả sử như số tiền của bạn được chia ra thành bất động sản, tích trữ, mua cổ phiếu, mua trái phiếu, ngoài ra còn mua ngoại tệ,… Ngoài việc phân tán như vậy, đối với những hạng mục đầu tư hoặc đầu cơ cá biệt bạn cũng không được quá tập trung, chẳng hạn như mua cổ phiếu không được mua toàn bộ cổ phiếu đặc sản địa phương hoặc cổ phiếu đơn nhất bất kì. Tốt nhất là bạn nên mua nhiều loại khác nhau để tránh khi ngành này bị suy thoái, lỗ vốn. Mục đích của việc sử dụng đồng tiền chính là ở chỗ tránh được mấy loại nguy cơ kể trên. Nếu có một kế hoạch quản lí tài chính có hiệu quả thì sẽ làm cho bạn hiểu rõ được những nguy cơ có thể đến với đầu tư để thiết lập một kế hoạch hoàn chỉnh, làm cho nguy cơ giảm tới mức thấp nhất, đầu tư tuy không thể tránh được nguy cơ nhưng kế hoạch quản lí tài chính hoàn thiện thì lại có thể giảm tới mức thấp nhất những nguy cơ có thể xảy ra, không dẫn đến việc bạn phải bị thua lỗ nặng nề. Những người bị thua lỗ khi đem toàn bộ số tiền đầu tư ra thị trường nhất định là do thiếu một kế hoạch quản lí tài chính hoàn chỉnh. Nếu có một kế hoạch quản lí tài chính hoàn thiện, họ nhất định không thể gặp phải những nguy cơ này.

(3). Phải cảm thấy an toàn

Trong một xã hội đầy tính cạnh tranh cao, mọi người vẫn có cảm giác không ổn định. Cảm giác thiếu an toàn là một hiện tượng xã hội phổ biến. Ví dụ: Năm 1992, Ngân hàng quốc thương Hồng Kông, Trung Quốc tuyên bố sự kiện nhà Thanh, làm cho rất nhiều người dân thành phố phải chịu tổn thất nặng nề do gửi toàn bộ số tiền vào ngân hàng này. Ngay cả ngân hàng cũng có tâm lí chưa chắc đã tin tưởng hoàn toàn, và tuyệt nhiên không nói năng gì cả. Một trong những phương pháp có thể làm cho bạn có cảm giác an toàn đó là biết quản lí tài chính, xử lí thoả đáng số tiền của bạn thì sẽ làm cho nó tăng lên và trở thành giàu có.

(4). Giảm tổn thất không may

Thực ra thì việc đem toàn bộ số tiền gửi vào ngân hàng không phải là cách quản lí tài chính tốt nhất. Kế hoạch quản lí tài chính hoàn hảo không phải là bảo bạn gửi toàn bộ số tiền vào ngân hàng và cũng không xui khiến bạn đưa hết vào thị trường cổ phiếu hoặc thị trường đơn nhất khác. Quản lí tài chính có kế hoạch sẽ làm cho tiền của bạn được thu xếp đâu vào đấy, từ đó mà giảm bớt sự ảnh hưởng đối với tài khoản của bạn, khi ngân hàng giảm lãi suất có thể giảm được tổn thất không may.

(5). Nâng cao mức sống chung

Biết quản lí tài chính có thể làm cho cuộc sống của bạn được cải thiện, tuy chưa hẳn đã giàu được, nhưng tối thiểu sẽ dần dần dư dật, cải thiện được việc ăn, ở, đi lại của bạn, nâng cao mức sống của cá nhân và gia đình.

(6). Đảm bảo cuộc sống tốt đẹp cho mọi người

Một kế hoạch quản lí tài chính hoàn hảo, ngoài việc có thể đảm bảo cuộc sống của bản thân bạn ra, còn phải đảm bảo cho các thành viên trong gia đình bạn, như đóng bảo hiểm chính là kế hoạch quản lí tài chính đặt ra cho người nhà. Có thể nói chỉ cần có một kế hoạch quản lí tài chính hoàn chỉnh tốt thì không chỉ bản thân bạn được hưởng thụ mà còn làm cho cả gia đình bạn được hưởng thụ.

(7). Đạt được lí tưởng cá nhân

Kế hoạch quản lí tài chính còn có một ưu điểm nữa, đó là chúng có thể giúp bạn thực hiện lí tưởng và nguyện vọng. Chỉ cần lí tưởng này không phải là quá cao xa, quản lí tài chính hoàn thiện có thể kéo ước mơ của bạn gần lại và thực hiện sớm hơn. Thiếu kế hoạch quản lí tài chính thì sẽ đẩy ước mơ này kéo dài 8 năm đến 10 năm mới thực hiện được.

Tags
Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Close