Top 9 Nguyên Tắc Đầu Tư Chắc Chắn Thành Công
9 NGUYÊN TẮC ĐẦU TƯ NÀY SẼ GIÚP BẠN THÀNH CÔNG HƠN TRONG KINH DOANH VÀ TRONG CUỘC SỐNG
Top 9 Nguyên Tắc Đầu Tư Chắc Chắn Thành Công
Nhiều người do không nắm vững nguyên tắc đầu tư nên không những kinh doanh thất bại, mà ngay cả cuộc sống cũng thất bại.
Nhiều người may mắn hơn thành công lần thứ 1, thành công lần thứ 2, nhưng thất bại lần thứ 3 ..mất trắng
Nắm vững nguyên tắc đầu tư sau đây sẽ giúp bạn thành công một cách bền vững, nếu không ít nhất nó cũng giúp bạn tránh được rất nhiều thất bại
Đầu tư là gì: Trong tài chính, đầu tư là việc bỏ tiền ra mua một tài sản hay thứ gì đó để nó sẽ tạo ra thu nhập hoặc tăng giá cao hơn trong tương lai
Đầu tư theo nghĩa tổng quát: là bỏ thời gian, công sức, tiền bạc vào thứ gì đó để ban sẽ nhận được một giá trị nào đó lớn hơn. Giá trị này có thể là tiền bạc, kiến thức, niềm vui, đôi khi là hạnh phúc
Các nguyên tắc sau đây được học từ những huyền thoại đầu tư chứng khoán thế giới
1. Không bỏ tất cả trứng vào 1 giỏ: hiểu nôm na là không đầu tư hết vào 1 thứ duy nhất, vào 1 lần duy nhất. Có lẽ bạn nghe quen quen, nhưng thật ra bạn không thực hành nó triệt để. Bạn có 100 triệu thì lại bỏ ra hết 100 triệu để kinh doanh. Hãy giữ lại một ít đề phòng trường hợp thất bại thì bạn còn có thể dùng số tiền còn lại gỡ gạc
2. Không bỏ trứng vào quá nhiều giỏ: nhiều người thấy nguyên tắc số 1 là phân bố tài sản để chống rủi ro, nên quay ra bỏ trứng vào nhiều giỏ. Chưa thành công mảng này đã đầu tư mảng khác. Khi bạn đầu tư cùng lúc nhiều lĩnh vực thì thời gian sẽ bị chia nhỏ ra, thành thử mỗi lĩnh vực không được nghiên cứu sâu, do đó không có cái nào ra hồn, ko có cái nào đạt được mức xuất sắc. Kết quả nhận được thường là trung bình đối với người có năng lực, thường là rất tệ đối với người có khả năng trung bình. Bạn có thuộc trường hợp này?
3.Đầu tư từng bước: Tiến hành đầu tư từng bước, nếu tốt thì tăng đầu tư, xấu thì giảm hoặc rút đầu tư chuyển sang lĩnh vực khác. Không đầu tư hết 1 lần vì nếu thất bại sẽ mất trắng. Đây gọi là bước thử nghiệm
Bạn muốn kinh doanh lĩnh vực đó nhưng không biết mình làm có tốt hay không, hãy khoan mở shop, khoan đăng ký doanh nghiệp, mà hãy mua một ít sản phẩm về, rồi tranh thủ bán cho người quen, người thân, bạn bè. Làm Fanpage viết bài quảng cáo chạy 1 ngày 50K thôi, chạy trong 1 tháng xem bán đc không. Xem mình có khả năng tư vấn khách chốt đơn không, xem mình có xử lý được tình huống bán hàng hay không.
Bạn chỉ đầu tư 1.5 tr để chạy ads thôi, có thể mua lẻ vài sản phẩm nếu nơi bán sỉ đòi hỏi bạn phải mua số lượng lớn.
Trong 1 tháng bạn sẽ nghiệm ra mình có thích lĩnh vực đó hay không, nếu có thì đầu tư tiếp số tiền lớn hơn để mua số lượng lớn. Nếu không thì chuyển sang lĩnh vực khác.
Bạn đang làm một nghề mà muốn chuyển nghề khác? Hãy đi học thêm, hãy đọc sách lĩnh vực đó một thời gian để xem bản thân có thích hợp hay không, nếu có bỏ nghề cũ, quyết định theo nghề mới
4. Đầu tư vào bản thân: luôn nhớ đầu tư vào bản thânđầu tiên, đừng bỏ bê nó. Trau dồi kiến thức cho bản thân, làm có tiền thì thưởng cho bản thân điều yêu thích. Dù sau này có thành công hay thất bại, bạn vẫn dựa vào bản thân mình nhiều nhất. Nếu thành công, bạn cần nhiều kỹ năng để điều hành hơn, để làm nhiều việc cao hơn, nếu thất bại bạn cần sửa, làm lại. Thiếu kiến thức thì không làm được
5. Đầu tư vào điểm mạnh, hạn chế tối đa đầu tư vào điểm yếu
Điểm yếu thường khó khắc phục, điểm mạnh thường dễ phát triển. Chỉ cần bỏ công sức ít ra là có thể tăng điểm mạnh lên nhiều mà vui nữa. Còn khắc phục điểm yếu của bạn phải bỏ công sức rất lớn mà nó chỉ giải quyết đc 1 ít hoặc không tiến bộ nào.
Lưu ý: nhiều bạn hiểu sai điểm yếu. Ví dụ nếu bạn chưa biết tối ưu ads bạn cho là đó là điểm yếu → sai. Điểm yếu là cái bạn làm hoài tốn nhiều công sức mà nó vẫn yếu, điểm yếu không phải là cái chưa biết, mà là cái có học đi học lại cũng không thể giỏi
Ví dụ tôi có điểm yếu là không khéo giao tiếp, tôi đọc qua nhiều sách về giao tiếp, trực tiếp đi gặp khách hơn 4 năm. Kết quả mặc dù cũng có cải thiện 1 ít so với lúc trước, nhưng vẫn yếu giao tiếp.
Điểm mạnh của tôi là phân tích, phân tích ads thì biết nó hiệu quả hay không hiệu quả do đâu, phân tích hành vi con người thì biết họ sẽ hành động vì động cơ gì, phân tích khách hàng thì biết đc khách này sẽ ký hợp đồng hay chỉ muốn dò giá. Phân tích Facebook thì cho ra bài “thấu hiểu giải thuật phân phối của Facebook’ hơn 1.500 like
Nếu tôi đầu tư thời gian phân tích hơn nữa, sẽ có nhiều kết quả hay hơn nữa
6. Đầu tư tốt nhất là đáp ứng được cả ngắn hạn lẫn dài. Ngăn hạn giúp bạn sống qua ngày, dài hạn giúp bạn sống bền vững. Nếu bạn làm phải một ngành A để nuôi sống hiện tại, rồi lại lo đầu tư cho ngành B tương thì đa phần là thất hại hoặc bạn sẽ rất vất vả. Thời gian của bạn bị chia ra, bạn không có nhiều thời gian đầu tư cho ngành B nên nó dậm chân không tiến được, bạn phải làm ngành A mà bạn không thích không muốn, bạn sẽ nhiều khả năng bị lẩn quẩn ở ngành đó mãi, không thoát ra được.
Nếu không đạt được điều tốt nhất như trên thì bạn làm điều này: khi không có tiền thì đầu tư ngắn hạn, khi có tiền thì chuyển sang đầu tư dài hạn
7. Đầu tư vào ngành đang tăng trưởng, không đầu tư vào ngành suy thoái.
Có thể bạn đã nghe quen nhưng liệu biết đâu là ngành tăng trưởng, đâu là ngành suy thoái?
Về biểu hiện ngành tăng trưởng: đa số người kinh doanh trong ngành đó kinh doanh nhẹ nhàng mà sống khỏe. Nếu đa số phải rất chật vật để sống thì đó là ngành suy thoái
Về logic: ngành tăng trưởng là ngành xuất hiện gần đây, hoặc nhờ một sự thay đổi của công nghệ, pháp luật mà nó mới phát triển gần đây
Ví dụ: nhờ có công nghệ, điện thoại ai cũng có một cái, lạp ai cũng có một cái mà Facebook phát triển. Nhờ Facebook phát triển ai cũng xài fb mà bán hàng trên facebook phát triển, quảng cáo trên facebook phát triển
Chúng ta mở cửa kinh tế, công ty nước ngoài vào thuê lao động giá rẻ ở VN, nhu cầu lao động cho nước ngoài tăng trưởng ( tại việt nam hoặc xuất khẩu )
Ngược lại về ngành suy thoái: nhu cầu đột ngột giảm mạnh vì công nghệ hoặc vì pháp luật hoặc đã giảm dần vì các sản phẩm thay thế khác.
Biểu hiện của nó là những người kinh doanh trong ngành đa số sẽ chật vật, cạnh tranh nhiều, phải giảm giá nhiều mà sống lay lắt.
Ví dụ: từ khi VN bắt buộc đội nón bảo hiểm, thì nhu cầu về cái nón vải đã đột ngột giảm sút, vì họ ko muốn và ko thể mang cùng lúc 2 cái nón, nón bảo hiểm đã thay thế luôn nón vải. Thế nên nhu cầu về nón giảm mạnh.
Lúc trước đồng hồ là để coi giờ nhưng kể từ khi có smartphone, smartphone đã có chức năng coi giờ. Đồng hồ bây giờ chỉ còn lại chức năng thời trang, trang sức mà thôi. Nhưng nó lại không như trang sức vòng vàng hay bạc, bán đi bán lai vẫn còn giá trị. Đồng hồ mua rồi xài rồi không còn giá trị như lúc đầu. Nhu cầu lúc trước mua đồng hồ để coi giờ và trang sức nay chỉ còn lại nhóm người mua để trang sức thôi. Dĩ nhiên là suy thoái rồi.
8. Nếu muốn lợi nhuận cao thì đầu tư tập trung, nếu muốn phân bố rủi ro và lợi nhuận thấp thì đầu tư giàn trải
Trong lúc kinh tế tăng trưởng, sẽ có một số ngành tăng trưởng vượt bậc, hãy tập trung đầu tư vào đó, ví dụ đầu tư 80% số tiền bạn có vào đó. Còn lại 20% gửi ngân hàng làm tiền dự phòng hoặc mua vàng chờ lên giá.
Nếu bạn đầu tư giàn trải, đầu tư nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp thì tỉ suất lợi nhuận không cao, bạn không có nhiều thời gian để kiểm soát từng khoản đầu tư nên nó không mang lại lợi nhuận nhiều như mong muốn, nhưng được cái là rủi ro được phân bố, có mất thì mất một ít thôi
9. Rủi ro cao thì lợi nhuận cao, rủi ro thấp thi lợi nhuận thấp. Cái này quy luật kinh tế, cái nào có lợi nhuận cao thì tiềm ẩn rủi ro cao, cái nào lợi nhuận thấp thì rủi ro thấp. Những người có tố chất chịu được rủi ro cao thường mới dám làm mạo hiểm và có được lợi nhuận cao. Bạn nên đầu tư theo khả năng chiu đựng rủi ro của mình, nếu cảm thấy bạn vẫn vui vẻ khi mất 50% số tiền đang có, hoặc 80% số tiền đang có thì hãy đầu tư vào rủi ro cao, nếu không thì đầu tư cái nào an toàn một chút.
Nếu khả năng chiu đựng thấp hơn nữa thì đi làm thuê cho chắc
Bảo Kiếm