Làm Giàu

Làm Giàu Là Biết Chủ Động Nắm Giữ Đồng Tiền

BIẾT LÀM CHỦ ĐỒNG TIỀN

Làm Giàu Là Biết Chủ Động Nắm Giữ Đồng Tiền

Quan niệm đúng đắn về quản lí tài chính là: Tuy thích tiền nhưng không thể làm nô lệ của đồng tiền, sống chết vì đồng tiền thì không đáng. Bạn phải suy nghĩ để học được một phương pháp quản lí tài chính để từ tình trạng bị đồng tiền chi phối một cách bị động, do thu nhập không đủ, vốn không đủ, chuyển sang chủ động chi phối đồng tiền và lại còn giỏi sử dụng đồng tiền. Tục ngữ có câu: “Biết kiếm tiền không bằng biết tiêu tiền, đó là đạo lí”. Do bạn biết điều chỉnh mức sống vật chất của mình chứ không phải là tiếp nhận bất đắc dĩ để đủ no ấm, và không có dư dật, vậy quản lí tài chính hoàn thiện tất sẽ giúp bạn đạt được mong muốn luôn luôn chi phối được đồng tiền, thực sự trở thành chủ nhân của đồng tiền.

BIẾT LÀM CHỦ ĐỒNG TIỀN

Tiền như con dao hai lưỡi

Có người nói tiền càng nhiều càng đau đầu, do phải tính toán thường xuyên, được cũng lo, mất cũng lo, vừa sợ mất, vừa sợ trộm, cho nên tiền nhiều cũng đem lại áp lực. Nhưng nếu không có tiền thì cuộc sống cũng lại có vấn đề, sự no ấm của người nhà, việc học hành của con cái, vấn đề sinh lão bệnh tử của cha mẹ cũng trở thành áp lực. Kì thực chỉ có biết sử dụng đồng tiền thì bất luận là bạn thu nhập cao hay thấp đều có thể giảm bớt áp lực cho bạn. Tiền là vũ khí lợi hại có hai mặt có thể giúp bạn giải quyết vấn đề để xem bạn nắm được phương pháp sử dụng tiền như thế nào. Quản lí tài chính dạy cho bạn biết làm người chủ của đồng tiền, dùng tiền để giải quyết các vấn đề của bạn chứ không để bản thân đồng tiền trở thành khó khăn và gánh nặng cho bạn, áp bức bạn, thậm chí nô dịch bạn.

a. Coi trọng tiền bạc nhưng không đắm đuối tiền bạc. Tiền có tốt không? Rất nhiều người đã tiêu cực khi nói rằng: “Tiền bạc là nguồn gốc của mọi tội ác”. “Kinh Thánh” cũng nói: “Thích tiền là nguồn gốc của mọi tội ác”. Hai câu nói trên tuy không khác nhau nhiều nhưng về bản chất lại khác nhau rất lớn.

Trên thực tế, tiền bạc có thể làm cho con người được sống tốt đẹp hơn trong 12 lĩnh vực:

+ Hưởng thụ vật chất

+ Vui chơi giải trí

+ Giáo dục

+ Du lịch

+ Chữa bệnh

+ Đảm bảo kinh tế sau khi nghỉ hưu

+ Bạn bè

+ Lòng tin vững mạnh hơn

+ Hưởng thụ cuộc sống đầy đủ hơn

+ Thể hiện mình tự do hơn

+ Kích thích bạn giành được thành tích lớn hơn

+ Tạo cơ hội để làm các công ích

Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh: Tiền bạc đều rất quan trọng đối với mọi xã hội, và mọi cá nhân. Tiền là có ích. Nó làm cho người ta có thể thực hiện được rất nhiều hoạt động, cùng với việc tạo ra của cải cho cá nhân nó cũng cống hiến cho xã hội và con người.

Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện nay, nhu cầu về mức sống của mọi người không ngừng nâng cao. Trong cuộc sống hiện thực, mỗi người chúng ta đều phải thừa nhận rằng: đồng tiền không phải là vạn năng, nhưng không có tiền thì không thể làm được gì cả. Mỗi người chúng ta đều phải có một tài sản nhất định: nhà cửa rộng rãi, đồ dùng gia đình hợp thời đại, máy móc hiện đại, quần áo hợp thời trang, xe ô tô con phù hợp,… những thứ này đều phải cần tiền để mua. Nhu cầu tiêu dùng của mọi người là vô bờ bến, khi bạn đã muốn mua thứ gì cho mình là bao giờ cũng mong muốn phải mua được đồ mới, tốt hơn. Trong xã hội hiện đại, tiền là phương tiện để trao đổi, tiền chính là sức mạnh. Nghĩ cách làm giàu của Napoleon – Hill đã khích lệ hàng triệu độc giả tích cực tìm cánh làm giàu. Cuốn sách này đã đưa ra một số dẫn chứng cụ thể về những người dùng trí tuệ của mình để làm giàu. Những người này đã lập ra một số quỹ, đến nay những quỹ này đã có tổng cộng khoảng trên 1 tỷ đô-la Mĩ. Các quỹ này dùng cho từ thiện, tôn giáo và giáo dục, hàng năm đã quyên góp cho các sự nghiệp kể trên là hơn 200 triệu đô-la Mĩ.

Tiền có tốt không? Chúng tôi cho rằng tiền rất tốt nhưng không nên quá đắm chìm trong đó, không được tham tiền, cũng không nên bủn xỉn keo kiệt.

b. Kiếm tiền không phải là mục đích duy nhất của đời người. Về tiền, Tùng Hạ có một so sánh sinh động thế này: Tiền giống như dầu mỡ bôi trơn, cũng như máy móc muốn vận hành, ô tô muốn chạy thì không có dầu mỡ là không được (đương nhiên là cần những điều kiện khác nữa), nhưng dầu mỡ bôi trơn không phải là mục đích theo đuổi của mọi người, mà máy móc vận chuyển, ô tô chạy được mới là mục đích. Ông còn nói: “Để đạt được mục đích và làm việc, để làm cho công việc đạt được mục đích có hiệu quả hơn thì phải có dầu mỡ bôi trơn. Cho nên nói tiền là một loại công cụ, mục đích chủ yếu nhất vẫn là ở chỗ nâng cao đời sống cho con người”.

Con người Tùng Hạ là gom nhặt tiền mà không biết giữ tiền. Ông ta cho rằng: Con người không thể làm nô lệ của đồng tiền, ông ta nói: “Tiền là thứ không đáng tin cậy! Nhưng làm việc gì cũng cần phải có tiền, về ý nghĩa này thì phải quý trọng đồng tiền. Nhưng “quý trọng” và “làm nô lệ” là hai chuyện khác nhau, phải nhìn nhận cho đúng.

Tư tưởng này của Tùng Hạ rất đáng để mọi người ngẫm nghĩ. Ông ta muốn mọi người không phải làm nô lệ cho đồng tiền, phải luôn luôn nghĩ đến một số mục tiêu cao xa hơn. Ông cho rằng: “Cuộc sống ngày mai tất cả sẽ tốt hơn ngày hôm nay”. Tất cả những người tham gia sản xuất vật chất và sản phẩm tinh thần đều phải lấy đó làm mục tiêu, cố gắng công tác để giành được thù lao tương ứng để cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của mọi người, “làm cho cuộc sống ngày mai tốt hơn hôm nay”.

Tác dụng của dầu mỡ bôi trơn là ở chỗ: Khi máy vận hành sẽ sinh ra nhiệt lượng làm hại máy móc, thêm một chút dầu mỡ sẽ giảm bớt sự mài mòn; máy móc càng quay nhanh thì chỉ cần rót dầu mỡ nhiều hơn một chút là được. Tiền bạc cũng như vậy, nó có thể làm cho người lao động được bù đắp về mặt vật chất và an ủi về mặt tinh thần, làm nhiều hưởng nhiều. Nhưng vận chuyển quá lâu mà không được bù đắp, lao động không có thù lao hoặc ít thù lao này sẽ khó có thể kéo dài được. Tác dụng của đồng tiền chỉ có ở chỗ này mà thôi.

c. Làm chủ nhân của những đồng tiền có linh hồn Tiến sĩ Hill – tác giả cuốn Học thuyết làm giàu khi hơn 80 tuổi đã viết cuốn sách có tên: Làm giàu một cách bình an lặng lẽ. Trong lời nói đầu của cuốn sách này ông viết: “Tôi đã sống mấy chục năm, đã trải qua nhiều biến cố cuộc đời. Tôi thấy được sự ra đời của ô tô, máy bay, radio, ti vi, bom nguyên tử và sự ra đời của thời đại vũ trụ. Tôi nhìn thấy được nguồn điện lực đã phát triển rộng ra các nước, sự phát triển rầm rộ của nền công nghiệp đã vượt xa khát vọng của thế kỉ 19, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật ngày càng xa hơn,…”.

“Tuy cả thế giới này đều có sự biến đổi to lớn nhưng vẫn dễ nhìn thấy: nếu không có đủ tiền thì cuộc đời của chúng ta vẫn long đong, cho nên chúng ta phải cố gắng kiếm tiền. Thế nhưng, điều mà chúng ta muốn là sự thành công của đồng tiền, chúng ta không phải lo lắng, căng thẳng về bệnh tật và các chuyện buồn… Đây chính là sự thành công về tiền bạc, chúng ta phải có sự bình thản trong tâm hồn, chỉ có như vậy, cuộc đời của chúng ta mới hoàn mĩ tốt đẹp”.

Đoạn viết này không phải được rút ra từ sách vở của một cậu học sinh nghèo trẻ tuổi mà là của một người đã hơn 80 tuổi, một lão tướng đã từng trải qua hàng trăm trận chiến trên thương trường. Chúng ta hãy ghi nhớ những lời khuyên bảo chân thành của tiến sĩ Hill, chớ có vì tiền bạc mà đánh mất nhân cách của mình, chỉ có xây dựng được nhân cách tốt đẹp thì bạn mới có và hưởng thụ được niềm vui của đồng tiền.

Chúng ta vẫn hằng mong muốn đến giờ phút trở thành giàu có, một ngày nào đó, một năm nào đó và đến giờ phút xuất hiện thật thì lúc đó hoa màu đến ngày gặt hái – trên bàn đầy ắp thức ăn và tích trữ đầy nhà.

Bản thân sự thắng lợi đã là một sự chúc mừng, sự đầy đủ và thành tựu sẽ lan rộng ra môi trường xung quanh.

Bao nhiêu vất vả mệt nhọc đã qua đi, bao nhiêu thất bại, khó khăn đến nay đã chiến thắng và khắc phục được rồi.

Trải qua tưởng tượng ấp ủ trong mùa đông, thiết kế mục tiêu và xây dựng kế hoạch,… Mùa xuân cấy trồng, mùa hạ bón phân, nhổ cỏ, chăm sóc tỉ mỉ để đến hôm nay thấy rõ mục tiêu sắp được thực hiện, khát vọng sắp thành sự thật.

Lúc này, bạn phải xử lý tiền bạc như thế nào đây? Sau khi đã thành công bạn lại phải xử lý thế nào cho đúng mức.

Chúng tôi cho rằng: Thử thách lớn nhất sau khi đạt được mục tiêu là ở chỗ bạn có biết thưởng thức niềm vui thành công hay không?

Rất nhiều chủ quản của những văn phòng lớn không lưu ý đến không gian đẹp đẽ của những toà nhà cao tầng trong thành phố, bởi vì họ từ trước đến giờ không nhìn thấy quang cảnh ngoài cửa sổ. Họ chỉ nghĩ cách làm thế nào để lũng đoạn thị trường trong sự cạnh tranh buôn bán thực sự, chỉ luôn bàn tính đến những con số sao cho phù hợp với lí tưởng, kinh doanh thế nào mới có thể giữ được vị trí đi đầu.

Hãy thử nghĩ xem, có rất nhiều người muốn cho con cái có cuộc sống tốt hơn đã làm việc cả tuần 6 ngày, làm việc hết mình trên bàn công sở, rồi đến một ngày nào đó bất thình lình phát hiện ra con cái họ đã lần lượt rời khỏi gia đình và đến nay chúng đều có con cái cả rồi.

Có một số người công tác đã 30 năm mà chưa hề nghỉ phép, đợi đến khi được nghỉ ngơi thực sự thì mới thấy là mình muốn chơi cũng không chơi nổi nữa; những việc muốn làm mà chưa làm được trước đây như : trượt băng, leo núi, bơi lội,… đến nay có thời gian thì lại không làm được nữa rồi.

Như vậy, trong vụ mùa bội thu, muốn thực sự được nếm mùi vị ngọt ngào của quả chín chính là ở chỗ bạn có khẳng định được thành quả mà bạn phải đổi lấy bằng sự vất vả cần cù hay không?

Tất nhiên, năng lực tự khẳng định này phải được nuôi dưỡng từ từ, bởi vì từng bộ phận của nó phải có được từ sự hiểu biết kĩ càng trong từng thời kì chăm bón của mùa hạ và mùa xuân. Hãy so sánh chút, trong chặng đường du lịch, nếu bạn không dừng lại để ngửi hương thơm hoa hồng bên đường thì sau khi đến đích, e rằng bạn không thể được thưởng thức vẻ đẹp của hương hoa nữa.

Thử nghĩ xem, một người sau khi đã đạt được mục tiêu, khi nhìn ra xung quanh thì phát hiện thấy chỉ có mỗi một mình, cảnh tượng này thật là buồn bã.

Nếu bạn đang trên chặng đường tiến tới làm giàu thành công thì có thể luôn luôn phải điều chỉnh khuynh hướng trọng tâm để không xảy ra tình trạng “chỗ cao không thắng được lạnh”. Biết chấp nhận và coi trọng người khác thì càng được người khác chấp nhận và coi trọng. Biết kết hợp chặt chẽ với người khác, biết chi ra và thu về đồng thời, không phải so đo thì sẽ không cảm thấy cô độc.

“Nếu để mọi người quanh mình đều cùng được hưởng niềm hạnh phúc trong cuộc sống thì đó chính là một niềm vui lớn của nhân loại”.

Muốn đạt được viễn cảnh đó phải trải qua cố gắng lâu dài, để có được sự tôn trọng và lòng biết ơn của các bạn đồng hành, người thân, bạn bè và hàng xóm. Chúng ta chỉ chăm tích luỹ tiền bạc và quyền lực cũng không bằng tìm cách xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với mọi người trong xã hội. Tất nhiên cũng chỉ có làm giàu cho người khác thì mới biến nỗi buồn thành niềm vui. Cả đời làm việc thiện sẽ đem lại niềm vui trong ngôi nhà của bạn. Các chị em phải tin rằng: “Người nào cũng có thể gây được sự chú ý quan tâm của mọi người hoặc trở thành tiêu điểm chú ý của mọi người”. Cách làm dễ nhất là “chỉ cần giành được sự tin tưởng và kính trọng của một đứa trẻ đã đủ khiến người ta cảm thấy hạnh phúc rồi”.

Trong quá trình làm giàu thành công, bạn đã tăng thêm được nhiều bạn bè, đã quen biết được nhiều bạn láng giềng, đã tăng cường quan hệ tình cảm với người nhà.

Nếu bạn có phương thức sống vui vẻ và đầy tinh lực thì công sức bỏ ra trong cuộc đời của bạn cũng trở thành tấm gương để người khác học theo, như vậy bạn có thể thực sự được tính là người giàu có rồi đấy.

Hãy biết cách chế ngự đồng tiền

Rất nhiều người có suy nghĩ là: đã có tiền là phải để ở nơi chắc chắn có thể nhìn thấy được, sờ thấy được thì mới yên tâm. Trong suy nghĩ của họ giữ chặt tiền là quan trọng nhất, nếu đem tiền đi đầu tư, lỗ vốn thì làm thế nào? Không thu về được thì làm thế nào? Thực ra, cách nghĩ này rất buồn cười, đồng tiền không phải chỉ để cất giữ mà là để sử dụng. Nhiều hiện thực tàn khốc đã dạy cho con người không phải chỉ một lần rằng: ôm tiền chết là một quan niệm sai lầm. Cho dù bạn không mạo hiểm ôm tiền, không cho vay thì giá trị của đồng tiền sẽ ngày một thấp đi, bởi vì mọi nơi mọi chỗ trên thế giới đều có lạm phát. Giá cả ngày một tăng lên. Để giảm tổn thất từ sự mất giá của đồng tiền thì phải biết quản lí tài chính, trong tình hình lạm phát hiện nay điều này lại càng trở nên quan trọng hơn. Trong khủng hoảng kinh tế, bất luận là người nghèo hay người giàu đều bị tổn thất, chỉ có điều khả năng đối phó với lạm phát của của người giàu mạnh, còn khả năng đối phó của người nghèo kém mà thôi. Nếu người nghèo trong tình hình lạm phát vẫn biết quản lí tài chính, biết tính toán hơn người khác thì họ chính là người chiến thắng về lợi ích lâu dài.

Một biệt pháp nổi bật nữa là gửi tiền vào ngân hàng, từ đó không cần hỏi, mặc cho bão táp phong ba, coi ngân hàng là tủ bảo hiểm của mình, cất tiền vào trong tủ bảo hiểm, một xu cũng không thể mất đi được.

Thực ra, tích trữ như vậy cũng có thể mất giá, huống hồ lại không thể làm cho chúng ta có được thu nhập lớn nhất.

Theo quan điểm đầu tư hiện đại, đầu tư là một hành vi trí tuệ với số vốn nhỏ nhất trong một thời gian ngắn nhất có thể thu được lợi nhuận cao nhất. Theo quan điểm này thì tiết kiệm, thậm chí là công trái và bảo hiểm không phải là công cụ đầu tư và cũng không phải là công cụ tăng giá trị mà chỉ là công cụ giữ giá trị mà thôi.

Nếu khi thị trường đầu tư đại chúng khác xuất hiện tăng giá trị 100% trong một năm, còn tiết kiệm, công trái, bảo hiểm chỉ có lãi suất năm từ 5,22% đến 7%, vậy có thể nói khi người khác đầu tư sẽ tăng giá trị 100% thì với thu nhập từ tiết kiệm của bạn, bạn có thể nói bạn đang đầu tư hay không?

Thực ra, tiền của bạn không chỉ không đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất mà còn bị mất giá.

Khi trong xã hội có một số người đầu tư với lượng tiền như vậy thu được hiệu quả đầu tư cao hơn, có nghĩa là tiền trong xã hội lại tiến hành phân phối lần nữa. Trong tình hình nhất định về tổng số tiền vốn trong xã hội thì những nguồn tăng thu được do đầu tư đó từ đâu ra, đương nhiên là từ tiền tiết kiệm, tiền nhàn rỗi đem ra đầu tư để tăng giá trị.

Nhìn bề ngoài, tiền tiết kiệm của bạn rất nhiều, trên thực tế khi người khác đầu tư tăng giá trị lớn thì cũng là ngày tiền tiết kiệm của bạn mất giá, người khác đầu tư tăng giá trị càng lớn thì tiền tiết kiệm của bạn mất giá cũng càng lớn. Đầu tư của bạn trong một năm như giả thiết ở đây không phải là nói vu vơ mà là có căn cứ thực tế. Khi thị trường biến động thì thực hiện đầu tư tiền vào thị trường cổ phiếu, đây mới là đầu tư thu hiệu quả lớn nhất, thực hiện trong khoảng thời gian ngắn nhất.

Tiết kiệm, công trái, bảo hiểm là những hành vi giữ giá trị đại chúng đơn giản nhất, nói chung không cần phải tính toán. Đây cũng là lí do để phán đoán, đó không phải là công cụ đầu tư.

Phạm vi của đầu tư, ngoài việc xem kết quả có thu được hiệu quả đầu tư hay không còn phải xem phương pháp có phải là thông minh sáng suốt hay không?

Các lĩnh vực đầu tư tương lai cùng với việc tăng số lượng người đầu tư gia đình và sự chín muồi trong quan niệm đầu tư, bất cứ vụ đầu tư nào cũng đều phải sáng suốt suy nghĩ thì mới giành được thắng lợi. Nếu nói đầu tư vào thị trường cổ phiếu là có thể giành được thắng lợi, vậy thì thị trường đầu tư trong tương lai sẽ không đơn giản như vậy nữa, nó sẽ là cuộc chơi về trí khôn và cạnh tranh trí tuệ.

Những người có trí tuệ càng cao thì tỉ lệ thành công trong đầu tư cũng cao, hiệu quả đầu tư càng lớn. Điều này đã trở thành sự thực không thể tranh cãi được.

Cho nên, có tiền là phải đầu tư đã trở thành một câu châm ngôn về quản lí tài chính của đời sống hiện đại.

Cho dù bạn chẳng có trí khôn hay trí tuệ gì cả, cũng không nên đến ngân hàng gửi tiền, sử dụng phương thức đầu tư đơn giản nhất là dùng tiền để mua cổ phiếu, một khi đã có tiền để mua rồi thì từng xu, từng hào nhàn rỗi đều dùng để mua cổ phiếu, sau 30 năm, với phương thức đầu tư nguyên thuỷ nhất này bạn cũng có thể là phú ông rồi đây.

Hoặc là dùng tiền nhàn rỗi để mua tem, 30 năm sau bạn cũng có thể trở thành giàu có.

Hoặc là dùng tiền để mua tranh nghệ thuật, đồ cổ, mua tất cả những đồ có giá trị kinh tế…. chỉ cần bạn giữ được lâu, bạn có thể trở thành một người đầu tư thành công khiến người khác hâm mộ. Có tiền không nên khóa kín vào tủ hoặc cất kĩ dưới đáy hòm, vận dụng quan niệm quản lí tài chính hiện đại vào trong cuộc sống sớm một ngày thì mục tiêu thành công sẽ đến sớm một ngày.

a. Hành động ngay lập tức Nếu bạn biết một phương thức quản lí tài chính đáng tin vậy, nhưng sau khi biết bạn lại không làm thì cho dù là trên thế giới có phương pháp quản lí tài chính tốt nhất thì cũng chẳng có tác dụng đối với bạn. Biết một phương pháp thành công là một chuyện, còn có sử dụng thực hiện hay không lại là một chuyện khác. Phương thức quản lí tài chính thành công chính là sau khi biết, ngay lập tức phải có hành động tương ứng, không kéo dài thời gian. Quy luật của thành công là phải lao mình vào thực tiễn. Đường là để cho người ta đi, càng bước lên con đường này thì mục tiêu của thành công càng đến sớm. Khi bạn nhìn trước nhìn sau, suy đi tính lại chần chừ do dự không quyết thì mọi người đã vượt bạn, đứng chặn trước bạn rồi. Nếu bạn không muốn bị tụt lại phía sau, bạn còn đợi gì nữa?

b. Quán triệt thực hiện Xây dựng kế hoạch quản lí tài chính, trước hết phải xác định mục tiêu bởi vì mỗi người đều có tuổi tác, hoàn cảnh gia đình, tính cách, tiềm lực kinh tế, trách nhiệm khác nhau, cho nên mục tiêu quan trọng, tính ưu tiên quản lí tài chính của mỗi người cũng không giống nhau. Thế nhưng mục tiêu chỉ là một vị trí có thể đạt được trong giả thiết vì nó phải thay đổi theo môi trường, có lúc ngay cả mục tiêu của đời người cũng phải thay đổi và điều chỉnh theo hoàn cảnh. Mục tiêu của quản lí tài chính đương nhiên không thể bất di bất dịch, cũng phải có sự thay đổi, điều chỉnh hợp lí tuỳ theo sự thay đổi của các yếu tố hoàn cảnh cá nhân và phải luôn xem xét đến tình hình thực tế. Đây mới là công thức quản lí tài chính linh hoạt mềm dẻo. Nhưng trong quá trình co dãn, mục tiêu quản lí tài chính thay đổi cũng phải có mức độ, nếu hôm nay định 52 tuổi về hưu, lúc đó hi vọng có thể tiết kiệm được 150 nghìn đồng, ngày mai lại có sự điều chỉnh lớn, muốn 62 tuổi về hưu, đến lúc đó có thể tiết kiệm được 500 nghìn đồng. Những sự thay đổi hoang đường này đã xa với mức độ co dãn vốn có của quản lí tài chính hợp lí. Những mục tiêu của quản lí tài chính mang tính thường xuyên mà lại thay đổi hoàn toàn thế này thì chỉ là trò đùa trẻ con, không phải là phương pháp quản lí tài chính. Mục tiêu quản lí tài chính của bạn trong tình trạng hôm nay thay đổi, ngày mai lại thay đổi thì mãi mãi không thể đạt được. Công thức quản lí tài chính thành công chính là đặt ra được những mục tiêu hợp lí, khả thi, quán triệt thực hiện, có những điều chỉnh hợp lí thích ứng với hoàn cảnh, không được tưởng tượng vô căn cứ.

c. Tăng thu giảm chi Tăng thu hợp lí là biện pháp cần thiết để quản lí tài chính. Tăng nguồn thu hợp lí chính là với khả năng công tác của mình, không nên miễn cưỡng một ngày làm việc đủ 8 tiếng đồng hồ. Nếu có thù lao hợp lí làm thêm một chút thời gian để tăng thêm nguồn thu thì cũng không ngại gì mà không làm. Ví dụ như mỗi tối bỏ ra hai tiếng đồng hồ để nghiên cứu thị trường cổ phiếu làm cho việc đầu tư cổ phiếu của bạn thu được nhiều tiền hơn hoặc giảm bớt tổn thất thì hai tiếng đồng hồ bỏ ra đó cũng rất đáng. Đó là một phương pháp tăng nguồn thu. Nếu có thời gian rỗi, một tuần bạn dạy học thêm hai buổi tối, mỗi tối thu được 100.000 đồng, chỉ cần không gây áp lực quá mức cho bạn hoặc ảnh hưởng đến công việc hàng ngày và gia đình bạn thì chẳng phải cũng vui hơn sao. Tăng nguồn thu hợp lí cũng như giảm chi hợp lí, có thể làm cho kế hoạch quản lí tài chính của bạn thực hiện được sớm hơn một bước.

d. Chi phối đồng tiền Tăng thu giảm chi cũng là một phương pháp giúp bạn đạt được mục tiêu trong quản lí tài chính. Nhưng bạn cũng không nên tính toán từng li từng tí, không nên biến mình thành người chỉ nghĩ đến lợi mà mất cả nhân cách. Những người như vậy là nô lệ của đồng tiền, bị đồng tiền chi phối.

Tiền, ngoài việc có thể mua được đồ dùng sinh hoạt cơ bản ra, còn có thể mua được sự cao quý của cá nhân, lí tưởng cá nhân. Tiền thực ra rất quan trọng. Nhưng sau khi bạn đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản của cuộc sống rồi thì bạn cũng có thể dùng tiền để đáp ứng lòng tự tôn và lí tưởng của bạn, bạn cũng nên thoải mái một chút, hãy coi tiền là một loại phương tiện. Tiền lúc này phải trở thành một phương tiện để giúp bạn đạt được nguyện vọng, cũng giống như con tốt trong bàn cờ. Nhưng trong đánh cờ và cuộc đời, đều chưa chắc đã trăm trận trăm thắng, mọi việc đều như ý. Lúc này chỉ cần bạn rũ bỏ âu lo, thoải mái nghĩ về tiền bạc thì đồng tiền đó sẽ là nô lệ của bạn.

Kĩ xảo để tiền nảy nở sinh sôi

Bất luận là bạn có tiền hay không, tiền nhiều hay ít, quan trọng là ở chỗ bạn dùng tiền linh hoạt. Phương pháp sử dụng tiền linh hoạt không chỉ ở chỗ nguồn gốc của đồng tiền, mà còn biểu hiện đồng thời ở việc chi tiêu tiền.

a. Tiêu tiền phải có trọng điểm Chúng ta hằng ngày đều phải tiêu tiền nhưng bạn có nghĩ đến cách tiêu tiền tốt hay xấu không? Quản lí tài chính là phương pháp đứng đắn chú ý đến tăng giá trị và cách chi tiêu của đồng tiền. Nếu bạn chỉ chú ý đến tăng thêm thu nhập mà không chú ý đầy đủ đến việc giảm chi thì việc tăng thu nhập có ý nghĩa gì?

Chúng ta nên tự hỏi mình một chút xem mình đã sử dụng đồng tiền có mục đích không? Nếu có thì tiền tuy đã rời khỏi tay nhưng chắc chắn đã có được một đồ vật có giá trị hơn nó. Cho nên khi xuất tiền cho việc chi tiêu, bạn phải suy nghĩ trước xem “khoản chi này có cần thiết không”, nếu thường xuyên xem xét về câu hỏi này thì hiệu quả sử dụng tiền vốn sẽ được nâng cao.

b. Phòng xa Ngày nay, có lẽ có người cho rằng: “tăng thu nhập là quan trọng nhất, nếu chỉ dựa vào tiết kiệm thì là quá bảo thủ”. Quan niệm này cho rằng chỉ cần tăng thu nhập, kiếm được nhiều thì tiêu nhiều, còn quan trọng hơn là tiết kiệm. Tất nhiên quan niệm này không phải là không đúng. Nếu bạn có thể “ngày kiếm được đấu vàn” thì có chi tiêu nhiều một chút cũng không thể hết được. Nhưng phần lớn mọi người đều không phải “ngày nào cũng kiếm được đấu vàng” hoặc không thể kiếm mãi được như thế. Cho nên “từ góp nhặt mà thành đạt thì dễ, từ thành đạt mà lại góp nhặt là khó”.

Có lẽ có người sẽ hỏi: “Đối với những việc nhỏ mà quá quan tâm và quá keo kiệt thì làm sao mà làm được những việc lớn?”. Câu trả lời hợp lí là: “Không phải ! Không cẩn thận, không biết quan tâm đến những việc nhỏ thì cũng chẳng làm nổi việc lớn, cho dù làm rồi cũng sẽ thất bại”. Đây là triết lí mà người xưa đã nói: “Một ngôi nhà ở không quét thì làm sao quét được thiên hạ”.

c. Không nên keo kiệt bủn xỉn những khoản chi cần thiết Quan niệm của chúng ta là tiêu tiền phải tiêu khi cần thiết và hợp lí. Có lẽ sẽ có người phản đối cho rằng: “làm như vậy thì mất mặt quá chẳng có chút sĩ diện gì cả”. Yên tâm! Không đến mức như vậy, chủ yếu vẫn là phải tự mình cảnh giác, đừng nên vì sĩ diện không cần thiết mà cố gắng chi tiền thì mới đúng.

Nếu tiêu tiền cho những việc không cần thiết đến lúc cần tiêu chính đáng lại không xoay được tiền thì mới là việc lúng túng nhất. Cho nên, quan niệm quản lí tài chính đúng đắn là tiêu tiền phải suy nghĩ, phải có kế hoạch. Tiền không nên tiêu thì cố gắng không tiêu, khi cần phải tiêu thì không được keo kiệt.

d. Nắm chắc thời cơ tiêu tiền Thời cơ tiêu tiền là rất quan trọng. Ví dụ khi đầu tư cổ phiếu chỉ có thể mua một vạn cổ phiếu, nếu cổ phiếu trượt giá thì có thể mua hai vạn, vì giá trị của tiền loại trừ các nhân tố không xác định, hai vạn cổ phiếu sau đương nhiên là giá trị phải cao hơn một vạn trước.

Nếu so sánh những người mua nhà ở trước đây 10 năm với những người mua nhà gần đây thì có thể phát hiện thấy khoảng chênh lệch rất lớn. Những người trước đây mua khi tiền rất có giá trị cho nên rẻ hơn nhiều. Khi lạm phát nghiêm trọng thì lại là cơ hội tốt để đầu tư bất động sản. Hiện nay mua nhà phải khẳng định là sẽ lợi hơn rất nhiều so với 10 năm sau.

e. Nắm lấy thời cơ để kiếm tiền Có một số người được coi là “những cao thủ về xoay chuyển tiền vốn”, đó chính là ở chỗ họ giỏi lựa chọn thời cơ để chi tiền. Những quản lí tài chính giỏi sẽ biết kiếm tiền trong khi kinh tế phát triển và đợi đến khi lạm phát bắt đầu thì sẽ đầu tư.

Đó là vấn đề thời cơ. Chỉ cần bạn nắm được thời thế nắm được thời cơ, đem tiền ra để đầu tư, tự nhiên sẽ làm cho tiền tăng lên. Tóm lại cũng là tiền như nhau nhưng chỉ cần đầu tư khác nhau là hiệu quả đem lại cũng chênh nhau rất lớn.

Đúc kết

Tiền bạc là con dao hai lưỡi, quan trọng là ở chỗ bạn sử dụng nó như thế nào. Đối với con người hiện đại, học để biết phương thức quản lí tài chính một cách khoa học thì nhất định sẽ đạt được ý muốn là chi phối được đồng tiền, thực sự trở thành chủ nhân của tiền bạc.

Tags
Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Close