Sức KhỏeKỹ Năng Nuôi Dạy Con

Dị Ứng Và Tính Chất Di Truyền Ảnh Hướng Đến Trẻ Em Thế Nào

Dị Ứng Và Tính Chất Di Truyền Ảnh Hướng Đến Trẻ Em Thế Nào

🔔 LIỆU DỊ ỨNG CÓ DI TRUYỀN KHÔNG?

🔔 DA NHẠY CẢM, DỄ DỊ ỨNG CÓ DI TRUYỀN KHÔNG?

🔔 HÃY NÂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG ĐỂ CHỐNG LẠI BỆNH DỊ ỨNG DO DI TRUYỀN

🔔 SỮA MẸ CÓ TÁC DỤNG RÕ RỆT TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG VÀ NGĂN NGỪA DỊ ỨNG Ở TRẺ NHỎ

Không phải ai cũng bị dị ứng do di truyền

Có thể kết luận rằng bệnh dị ứng rất dễ di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhưng nói thế không có nghĩa là cha mẹ mắc bệnh dị ứng thì chắc chắn con cũng sẽ bị. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, nếu cả bố và mẹ cùng dị ứng một loại thức ăn nào đó hay cùng bị bệnh dị ứng như viêm da Atopy, thì có 70% khả năng con cái cũng sẽ mắc chứng dị ứng tương tự. Mặt khác, nếu một trong hai người (bố hoặc mẹ) dị ứng thì chỉ có 30% khả năng trẻ sẽ bị di truyền. Thế nhưng, cũng có trường hợp cả bố và mẹ đều bị dị ứng Atopy nhưng trẻ lại không bị di truyền.

Như vậy có thể thấy, nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh dị ứng thì khả năng con mắc bệnh sẽ rất cao. Bên cạnh đó, không thể nói rằng nguyên nhân gây ra bệnh dị ứng chỉ đơn thuần là do di truyền, mà nó còn chịu nhiều sự tác động khác từ môi trường sống.

Sữa mẹ giúp phòng chống bệnh dị ứng

Tại Nhật, ngày càng có nhiều trẻ em bị dị ứng thức ăn. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ trong suốt thời kỳ sơ sinh.

Trong trường hợp trẻ bị dị ứng thức ăn do di truyền (bẩm sinh), nếu chỉ nuôi trẻ bằng sữa ngoài, nhiều khả năng cơ thể trẻ sẽ phản ứng lại với thức ăn.

Tất nhiên, đó chưa phải là lý do đủ để phát bệnh, nhưng nếu trẻ tiếp xúc thêm với các yếu tố môi trường (nắng, bụi, gió…) thì mầm bệnh rất dễ phát triển.

Vì vậy từ lúc trẻ mới sinh cho đến 10 tháng tuổi, hãy nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ. Với những trẻ có bị di truyền mầm mống bệnh dị ứng đi chăng nữa thì việc bú sữa mẹ cũng giúp giảm thiểu khả năng trẻ bị dị ứng với các loại thức ăn sau này.

Nâng cao sức đề kháng của trẻ sơ sinh

Chúng ta vẫn biết sữa mẹ giúp tăng khả năng đề kháng ở trẻ nhỏ. Đặc biệt đối với trẻ từ lúc mới sinh cho đến khoảng ba tuần tuổi, sữa mẹ không chỉ giúp hoàn thiện hệ thống miễn dịch và tiêu hóa mà còn có thể nâng cao sức đề kháng.

Tuy nhiên, để nâng cao sức đề kháng của một đứa bé từ lúc mới sinh là chuyện không hề đơn giản.

Các đặc tính chống lây nhiễm trong sữa non và sữa trưởng thành có cả thành phần hòa tan và thành phần tế bào. Thành phần tế bào bao gồm macrrophage, tế bào limpho, bạch cầu hạt trung tính và các tế bào biểu mô. Các thành phần này tập trung rất cao ở sữa non và giảm đi ở sữa trưởng thành.

Tags
Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Close