Làm Giàu

Biết Cách Quản Lí Tài Chính Theo Mô Hình

QUẢN LÍ TÀI CHÍNH PHẢI CÓ PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH GIÁC

Biết Cách Quản Lí Tài Chính Theo Mô Hình

Thương trường có chiến lược của thương trường, giá cả có chiến lược của giá cả, còn chiến lược quản lí tài chính chính là ở chỗ tự bảo vệ, giảm thấp rủi ro, xây dựng tuyến phòng vệ cho mình, tiến hành và tranh thủ thu nhập ổn định, tiến thêm bước nữa để giành được lợi ích lí tưởng, cuối cùng là đạt được mục đích làm giàu. Các chuyên gia đầu tư và chuyên gia tài chính nước ngoài qua nhiều năm nghiên cứu và kinh nghiệm quản lí tài chính thực tế đã tìm ra được mô hình tam giác về quản lí tài chính. Mô hình tam giác này được sắp xếp trong chiến lược quản lí tài chính. Sắp xếp chiến lược tốt là không được để có sai sót mà phải chú ý đến toàn cục và mô hình tam giác về quản lí tài chính có thể làm được điểu này.

Kinh Doanh

QUẢN LÍ TÀI CHÍNH PHẢI CÓ PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH GIÁC

Cấu trúc kim tự tháp tài chính

Một chiến lược quản lí tài chính là phải làm được đến mức “có thể tiến công, có thể thoái thủ”. Trước hết phải có lực lượng phòng thủ ổn định, không sợ sự tấn công của các trận bão táp tiền tệ, có thể giữ vững đại cục, vững chắc như sắt thép. Còn đại quân tiên phong cũng phải có lực lượng chém giết, nắm lấy thời cơ, bắn phát nào trúng phát đó, kiếm được món tiền lớn. Kế hoạch chiến lược tài chính lí tưởng là phải sắp xếp tiền vốn, có thể biểu thị bằng hình tam giác, hình tam giác này cũng giống như kim tự tháp, cho nên gọi là kim tự tháp tài chính.

Vì sao chiến lược quản lí tài chính lại biểu thị bằng hình tam giác, điều đó có ý nghĩa sâu xa và triết lí ở trong đó, người đầu tư phải nghiên cứu thật kĩ về mô hình quản lí tài chính kiểu này. Bạn hãy nhìn cạnh đáy của hình tam giác, nó rộng hơn đỉnh rất nhiều. Cạnh đáy này rộng hơn phần trên chính là tiền quỹ phòng thủ trong quan lí tài chính và phần đỉnh nhọn của hình tam giác là mũi tiến công. Tác dụng trong đầu tư là chọn thời điểm xuất kích nếu không thì càng làm càng loạn.

Cạnh đáy càng rộng thì cơ sở thị trường càng dày, càng chống chọi được các đợt xung kích bất kì, rất khó lung lay, là chiến lược quản lí tài chính lí tưởng. Ý nghĩa của hình tam giác là ở đó.

Cùng là tam giác tài chính nhưng nếu cạnh đáy ngắn hơn trước thì nền móng yếu hơn, dễ phải chịu các đợt xung kích của kinh tế, chính trị. Phần đáy càng yếu thì quản lí tài chính càng không tốt. Vì vậy phải xuất kích khi nền tảng vững chắc, cơ sở ổn định.

Phần đáy rộng thì trọng tâm đương nhiên là tốt hơn, khó bị đổ, vững chắc không sợ bất kì trận xung kích nào, nói cách khác, phương pháp xử lí tiền là nếu cất phòng thủ càng nhiều tiền thì càng an toàn, càng khó đổ bể. Nếu bạn đem toàn bộ tài sản đi đánh bạc, chỉ giữ lại rất ít để phòng thân, thì chiến lược tài chính của bạn sẽ rất yếu ớt, gió thổi bay rất nguy hiểm.

Giả sử, tỉ lệ phòng thủ chỉ chiếm số ít, còn tỉ lệ xuất kích lại chiếm đại đa số thì là một hình tam giác lật ngược, cách sắp xếp như vậy sẽ làm trọng tâm bất ổn nhất, sẵn sàng bị đổ, không chịu nổi các trận xung kích, đó không phải là mô hình quản lí tài chính lí tưởng.

Về mô hình quản lí tài chính trên đây, đầu nặng, chân nhẹ, tiến công nhiều hơn phòng thủ, hoàn toàn không có khả năng phòng ngự, chúng ta không cần phải giải thích nhiều, phải khẳng định đó là trạng thái lắc lư muốn đổ. Mọi người đều có thể hiểu được rằng đại bộ phận tiền dùng để xuất kích, nền tảng yếu, trọng tâm không vững, lay nhẹ là đổ sẽ không thể trải qua được sóng gió. Nhiều người lần đầu bước vào thị trường chứng khoán, khi gặp cơn sốt đã không chống lại được sự cám dỗ, vừa vay mượn vừa bán nhà để mua cổ phiếu, mong muốn có kinh tế để đổi đời, tình hình cũng không khác gì hình ảnh tam giác lật ngược đã nói ở trên. Cho nên quản lí tài chính hoàn thiện là không được ăn xổi ở thì, chỉ muốn tiến công không chú ý đến phòng thân, đó là một phương pháp quản lí tài chính thất bại.

Chiến lược tiến công phòng thủ của quản lí tài chính

a. Phòng vệ Cũng giống như người hộ vệ sát cạnh chủ soái trong quân đội, không cần phải xuất kích đánh trận. Về mặt sắp xếp tiền bạc, đây là một khoản tiền để phòng thân và không được dùng nó để kiếm thêm tiền. Bảo hiểm thích hợp trong gia đình, chuẩn bị tốt kế hoạch sau khi nghỉ hưu để cho tuổi già của mình không phải lo lắng về cuộc sống, chuẩn bị tốt chỗ ăn ở, sống phải có nhà, hoàn thành tâm nguyện cho con cái ra nước ngoài học, tất cả những tài sản có thể để lại được cho người thân đều xếp vào trong nội dung phòng vệ và phải chiếm tỉ lệ lớn nhất trong số tiền quản lí theo kiểu tam giác. Nếu ngay cả bước phòng vệ này cũng chưa làm được, chỉ biết dùng tiền bừa bãi, nếu khi có việc thì bạn biết làm thế nào? Công việc phòng vệ sẽ giúp bạn không phải lo lắng về sau. Nhà lầu cao vạn trượng cũng được xây từ mặt đất, phòng thủ tốt cũng giống như chôn trụ cột cho công trình kiến trúc, chôn càng sâu thì càng có sức chống đỡ tốt. Gia sản cũng có thể ngày càng phình to ra. Quản lí tài chính cũng như vậy, nền móng càng tốt thì cơ hội để kiếm được tiền sau này càng ngày càng nhiều, càng rộng.

b. Phòng ngự Phòng ngự là cao hơn một bước so với phòng vệ, là công tác phòng thủ bên ngoài. Kết hợp hai công tác này sẽ trở thành một bức tường thành vững chắc bảo vệ tài chính cá nhân của bạn. Quản lí tài chính nếu có hai sự bảo hộ này sẽ giúp bạn gối cao đầu, không phải lo nghĩ, giảm bớt ưu phiền.

c.Tiến công Đầu tư mang tính xuất kích sẽ có một số mạo hiểm nhưng nếu nắm chắc được cơ hội thì lợi nhuận sẽ khả quan. Muốn làm giàu phải có chí tiến thủ, phải biết đợi thời cơ, nhìn đúng rồi hãy tiến. Nhưng trước khi tiến công, công tác phòng vệ và phòng ngự tuyệt đối không được thiếu. Mô hình tam giác quản lí tài chính là một phương pháp quản lí tài chính kiểu tiên tiến tuần tự, từng bước một, giảm bớt tổn thất do khinh suất đem lại, đây mới là chiến lược thông minh.

d. Cuộc chiến quyết liệt Thâm nhập vào một thị trường ồn ào náo nhiệt, đầu tư vào một số hạng mục nào đó để rửa tiền. Rửa tiền, rửa ngoại tệ, rửa hàng để phát tài nhưng trong khi tiền chưa rửa thì đã có thể bị xóa sổ rồi. Trong thị trường đầu cơ, nếu không phải là bạn chết thì tôi chết, và không có mảnh đất cho chuyển đổi. Do trận chiến dữ dội nên chúng ta không thể đem quá nhiều tiền đi đầu tư, mà chỉ nên chiếm một tỉ lệ nhỏ nhất thôi. Vận may không tốt, thua rồi nhưng chỉ cần tiền đầu tư chiếm tỉ lệ không quá lớn trong hình tam giác là có thể tiến công được. Mục đích của cuộc chiến quyết liệt này lấy tiêu chuẩn là làm giàu, làm cho mục đích cuối cùng của tài chính cá nhân là từ nhỏ thành lớn, từ nhiều thành giàu, từ giàu thành tỉ phú. Đương nhiên là cũng như đã nói ở trên, muốn thực hiện mục tiêu này, vẫn phải đi từ thấp lên, chớ có hoang tưởng một bước lên tới trời.

Tỉ lệ phòng thủ, tiến công trong quản lí tài chính

Do tính cách của mỗi con người khác nhau, nên tỉ lệ phân bố tài chính trong tiến công và phòng thủ cũng chưa có một tiêu chuẩn chính xác tuyệt đối. Trong tình hình bình thường, vẫn có một tỉ lệ chung như sau: Lấy 1/3 số tiền để sử dụng làm phòng thủ tuyệt đối, sau đó tiếp tục đầu tư mang tính phòng ngự, 60% vốn dùng để phòng thân. Tiền vốn đầu cơ tuyệt đối chỉ chiếm 17%, còn đầu tư mang tính xuất kích, tức là những đầu tư không quá mạo hiểm cũng chỉ chiếm hơn 20% một chút.

Mô hình tam giác quản lí tài chính nhất định phải bắt đầu từ cái cơ bản nhất. Nếu ngay cả phòng thủ bạn cũng không làm được thì cũng đừng có nghĩ đến điều khác nữa. Chỉ sau khi bạn đã phòng thủ mới có thể xem xét đến đầu tư mang tính phòng ngự. Sau một thời gian, bạn kiểm tra lại một chút về thành tích tài chính cá nhân và so sánh với trước đó thì sẽ phát hiện thấy sau khi vận dụng mô hình kim tự tháp tài chính, kết quả tài chính sẽ tiến bộ hơn trước rất nhiều.

Tóm lại, sau khi xây dựng cơ sở vững chắc rồi nên đầu tư theo kiểu tiến công, sau đó đầu cơ kiểu kịch chiến. Một toà nhà cao lớn sẽ được xây cao dần từ mặt đất, nền móng càng vững chắc thì càng khó đổ. Nguyên lí quản lí tài chính cũng giống như vậy, đây là quan điểm quản lí tài chính cơ bản nhất nhưng cũng quan trọng nhất.

Tags
Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Close