MarketingCẩm Nang Bỏ Túi

VAI TRÒ CỦA CẢM XÚC TRONG CONTENT 

ĐỂ TRỞ THÀNH THÁNH CONTENT PHẦN 8

VAI TRÒ CỦA CẢM XÚC TRONG CONTENT

Đọc xong bài viết này bạn sẽ có thể trả lời các câu hỏi sau:

– Tại sao khi giận dữ hoặc khi sợ hãi tim bạn lại đập nhanh thình thịch mà bạn không không chế được ?
– Tại sao content làm cho người xem cảm xúc (hoặc sale gây cảm xúc cho khách hàng) thì bán được nhiều hàng hơn / hoặc nhận được nhiều hành động như like, share, comment ?
– Mối quan hệ giữa cảm xúc và nhu cầu, mong muốn của con người như thế nào?

Lưu ý:

– Dù tôi đã tìm kiếm nhiều tài liệu khoa học để viết bài này nhưng kết luận của nó thì chưa có kiểm chứng bằng khoa học, bạn cần cân nhắc điều này trước khi đọc
– Bài viết có thể khó hiểu. Dù tôi đã cố gắng viết như kể chuyện nhưng vẫn có thể còn khó hiểu, trong trường hợp này bạn chỉ cần xem kết luận và đón đọc phần áp dụng trong bài kế tiếp
– Nếu không rõ điều gì vui lòng giúp tôi để lại comment để tôi biết thắc mắc của bạn

Tôi sẽ kể bạn nghe một câu chuyện. Khi tạo ra con người trên trái đất, Thượng Đế đã cấy một thứ đặc biệt vào cơ thể con người. Trải qua hàng nghìn năm, thứ này vẫn còn tồn tại trong cơ thể con người, và di truyền đến hệ thế sau. Ngày nay dù rằng bạn có thể có thể không trông thấy biểu hiện của nó, nhưng thứ này thực sự ảnh hưởng to lớn đến tất cả hành vi của con người.

Lúc xưa, con người không sống trong thế giới yên bình như bây giờ. Họ phải kiếm ăn hằng ngày bằng công việc săn bắt hái lượm, họ phải đối mặt với kẻ thù là những thú dữ như cọp, beo, sư tử, rắn, cá sấu… Trong thế giới tự nhiên không có công bằng, không có đạo đức, không có thiện ác. Chỉ có ‘die or survive’: tồn tại hoặc chết. Đối mặt với kẻ thù chỉ chậm một giây có thể .. tan xác và trở thành thức ăn của chúng. Đối mặt với kẻ thù mà con người yếu hơn chúng thì cũng sẽ trở thành miếng mồi ngon. Chính những lúc đó, con người đã sử dụng thứ mà Thượng Đế đã cài sẵn trong cơ thể để vượt qua sự khắc nghiệt của tự nhiên. Đó là bản năng sinh tồn. Bản năng sinh tồn không phải là một tính cách, không phải một bộ phận mà cả một hệ thống. Nhưng biểu hiện ra bên ngoài của nó chính là cảm xúc. Vì sao? Hãy tiếp tục đọc

Khi con người giận dữ trước kẻ thù: mắt long lên, sự giận dữ hiện lên khuôn mặt, tim đập nhanh, máu chạy rần rần. Khuôn mặt thể hiện sự giận dữ để kẻ thù khiếp sợ, tim đập nhanh để bơm máu và lấy năng lượng cho toàn cơ thể, vì lúc này là chuẩn bị của trận chiến. Yếu hơn sẽ chết, mà chậm hơn cũng sẽ chết. Vì thế những phản ứng này xảy trong tích tắc và một cách tự động không cần sự đồng ý của lý trí. Do đó khi rơi vào trạng thái này, con người có xu hướng quát tháo, đập bàn đập ghế, hoặc muốn đánh người mà rất khó kiềm chế.

Tương tự, khi gặp kẻ thù mạnh hơn gấp nhiều lần, và thấy bản thân bị nguy hiểm, con người sẽ rơi vào trạng thái sợ hãi. Khi sợ hãi tim đập nhanh lên vì con người lấy năng lượng để chuẩn bị chạy thoát thân. Cũng có phiên bản khác của sợ hãi là sợ quá không cử động được. Đây là phiên bản giả chết khi thấy khó mà chạy thoát thân được, không cử động làm cho con người trông giống cây cỏ, hoặc vật vô tri, thứ không phải thức ăn của thú dữ.

Như vậy giận dữ giúp con người chống lại kẻ thù, sợ hãi giúp con người thoát khỏi sự đe dọa của kẻ thù lớn mạnh. Hai cảm xúc này giúp con người có thể tồn tại được trong thế giới tự nhiên. Các nhà khoa học đã khẳng định: “Cảm xúc, theo định nghĩa chung nhất, là một xung thần kinh chuyển cơ thể thành hành động, thúc đẩy hành vi phản ứng tự động, đó là cơ chế sống còn để thỏa mãn nhu cầu sống còn” ( nguyên văn định nghĩa xem tại đây: https://www.sciencedaily.com/terms/emotion.htm).

Cảm xúc không chỉ là cảm xúc, nó chính là trạng thái mà con người chuẩn bị hành động. Vì vậy để khách có hành động mua hàng, để lại số điện thoại, hay chia sẻ bài viết..thì bạn phải đưa họ vào trạng thái cảm xúc! Cảm xúc càng mạnh thì hành động càng mạnh, bạn sẽ thấy nhiều lượt chia sẻ, nhiều comment, nhiều đơn hàng khi bạn có thể đưa họ vào trạng thái cảm xúc. Do đó content có thể khơi gợi cảm xúc của người xem chính là content thành công.

Còn mối quan hệ của cảm xúc và nhu cầu/mong muốn của con người như thế nào?

Bản năng sinh tồn là một hệ thống, nó như là trung tâm, nơi sản sinh ra mọi thứ khác từ nhu cầu cơ bản cho đến nhu cầu cấp cao. Để tồn tại được, con người phải được đáp ứng về mặt thể chất như ăn uống, ngủ nghỉ, bài tiết, tình dục. Bản năng sinh tồn đã sinh ra trạng thái ‘đói’ khi rơi vào trạng thái đóiì buộc bạn phải đi kiếm ăn, nó cũng sinh ra trạng thái ‘mệt’ buộc bạn phải ngủ nghỉ, nó cũng sinh ra trạng thái ‘mắc’ để bạn bài tiết…nếu bạn không làm theo bạn sẽ bị cảm giác khó chịu không thể chịu được (ví dụ mắc tiểu mà không đi tiểu được, đói mà chưa có gì ăn, buồn ngủ mà chưa ngủ được), nếu bạn làm theo bạn sẽ có cảm giác thoải mái dễ chịu ( cái cảm giác khi đói được ăn, khi ngủ được ngủ, khi ‘mắc’ được đi) …Như vậy bản năng sinh tồn sinh ra những loại cảm xúc đi theo 2 hướng: tích cực và tiêu cực để điều khiển hành vi con người. Cảm xúc tích cực (sung sướng, thoải mái, dễ chịu, thỏa mãn..) để khuyến khích hành vi cứ tiếp tục làm như vậy, cảm xúc tiêu cực ( đau đớn, đau khổ, khó chịu..) để răn đe con người tránh xa hành vi đó. Vì được sinh ra từ bản năng sinh tồn, nên những hành vi của con người sẽ nhắm đi theo hướng kéo dài sự sống, kéo dài sự tồn tại.

Ví dụ trong xã hội con người cần cạnh tranh với người khác, con người cần có tiền, cần nổi tiếng… Do đó các cảm xúc như ghen tị, đua đòi, ham muốn (tiền bạc, sự nổi tiếng) xuất hiện để thúc đẩy bạn cạnh tranh với người khác, làm việc để có nhiều tiền, làm việc để có sự nổi tiếng…những cái đó gọi là nhu cầu, mong muốn

Như vậy nhu cầu, mong muốn chính là định hướng hành vi mà con người sẽ làm. Cảm xúc chính là cơ chế thưởng phạt để con người phải làm theo định hướng hành vi đó.

Quay trở lại vấn đề chính, content mang lại cảm xúc có thể làm cho khách hàng hành động mạnh mẽ như: chia sẻ, bình luận, mua hàng. Nhưng áp dụng như thế nào? Hãy đón xem bài viết kế tiếp của tôi nhé.

Bảo Kiếm
CEO VSNTAR
Founder Magic Content

Tags
Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Close