Sức KhỏeKỹ Năng Nuôi Dạy Con

Khi Ngủ Trẻ Em Vần Lớn Lên?

GIẤC NGỦ LÀ KHOẢNG THỜI GIAN QUAN TRỌNG ĐỂ CÁC TẾ BÀO PHÂN CHIA, TÁI TẠO VÀ CƠ THỂ ĐƯỢC HỒI PHỤC

Khi Ngủ Trẻ Em Vần Lớn Lên?

LÚC NGỦ TRẺ CŨNG LỚN LÊN, CÓ THẬT KHÔNG NHỈ?

CƠ THỂ TRẺ SẼ PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG TRONG LÚC NGỦ

GIẤC NGỦ LÀ KHOẢNG THỜI GIAN QUAN TRỌNG ĐỂ CÁC TẾ BÀO PHÂN CHIA, TÁI TẠO VÀ CƠ THỂ ĐƯỢC HỒI PHỤC

Trong khi ngủ, cơ thể tiết ra những hormone quan trọng cho quá trình phát triển

Người Nhật có câu:

“Trẻ đang ngủ cũng là lúc chúng đang lớn”

quả thực không sai. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh được tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sự phát triển của trẻ. Đối với trẻ em, nhân tố quan trọng cho sự phát triển là hormone sinh trưởng. Hormone này chủ yếu được tiết ra trong giấc ngủ ban đêm.

Hormone sinh trưởng, đúng như tên gọi của nó, sẽ giúp xương phát triển về chiều dài. Bên cạnh đó, hormone còn tăng cường tổng hợp protein ở các tế bào, tăng quá trình phân giải mô mỡ để giải phóng năng lượng, giảm sử dụng glucose ở tế bào. Nhờ đó trong khi ngủ, các tế bào mô xương phân chia làm tăng chiều dài xương, thay thế các tế bào cũ bằng các tế bào mới. Không chỉ có vậy, đây cũng lúc cơ thể phục hồi sức đề kháng. Vì vậy lúc bị bệnh, giấc ngủ đóng vai trò hết sức quan trọng.

Giấc ngủ là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển của não bộ

Trong khi ngủ, con người sẽ tạm quên đi những âu lo, những cơn stress cũng dần được giải tỏa. Quan trọng hơn thế, giấc ngủ còn góp phần giúp đại não phát triển.

Việc ngủ đủ giấc là yếu tố vô cùng cần thiết để trí não bé có thể hoàn thiện giai đoạn phát triển. Nếu không được ngủ sâu và ngủ đủ giấc, não bộ của trẻ có thể không được phát triển một cách đầy đủ.

Tác dụng của sự phân chia tế bào trong giấc ngủ

Phương pháp để có một cuộc sống lành mạnh

Chúng ta cần phải điều chỉnh nhịp sinh hoạt điều độ cho trẻ ngay từ giai đoạn sơ sinh. Nếu trẻ đi ngủ muộn thì hẳn nhiên sẽ thức dậy muộn, dẫn đến thời gian sinh hoạt của trẻ cũng sẽ xáo trộn theo. Không chỉ có vậy, nếu cứ để trẻ sinh hoạt tùy tiện thì cơ thể chúng cũng sẽ gặp một số vấn đề trong quá trình phát triển.

Thời gian ngủ lý tưởng cho trẻ sơ sinh là khoảng từ 8 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau (khoảng 10 tiếng đồng hồ). Nếu bạn có thể giúp trẻ duy trì thời gian biểu này thì rất có thể đến giai đoạn mẫu giáo (3 tuổi), trẻ sẽ hình thành thói quen ngủ sớm.

Tuy nhiên, nếu trẻ đã quen ngủ trễ thì phụ huynh cần bắt trẻ dậy sớm. Trong trường hợp này, không chỉ yêu cầu trẻ dậy sớm mà còn phải tăng lượng thời gian trẻ hoạt động vào buổi trưa. Bởi nếu trẻ ngủ trưa quá nhiều thì đây chính là nguyên nhân khiến trẻ không thể ngủ sớm vào buổi tối. Cần phải rút ngắn thời gian ngủ trưa xuống còn một hoặc hai tiếng; và sau 8 giờ tối phải lập tức giục trẻ lên giường. Có như vậy mới có thể giúp trẻ duy trì nhịp sinh hoạt đều đặn.

Tags
Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Close